Wednesday, 17 October 2018

Rừng mưa Amazon – Wikipedia tiếng Việt







Rừng mưa Amazon
Rừng
Amazon Manaus forest.jpg
Rừng mưa Amazon, gần Manaus, Brasil.

Các quốc gia
Brasil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam, Guyana thuộc Pháp

Bộ phận của
Nam Mỹ
Sông
Sông Amazon

Diện tích
5.500.000 km2 (2.123.562 sq mi)


Bản đồ khu vực sinh thái rừng mưa Amazon theo định nghĩa của WWF. Đường màu vàng là đường bao quanh gần đúng rừng mưa Amazon (bỏ Venezuela và Guyana cùng Guyana thuộc Pháp). Các biên giới quốc gia có màu đen. Hình ảnh vệ tinh của NASA.

Rừng mưa Amazon (tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Floresta Amazônica hay Amazônia; tiếng Tây Ban Nha: Selva Amazónica hay Amazonía) hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² (1,4 tỷ mẫu Anh). Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.

Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.





Nạn chặt phá rừng tại rừng mưa Amazon đe dọa nhiều loài ếch cây, là những loài rất nhạy cảm với các thay đổi môi trường (trên hình là ếch lá khổng lồ)


Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á[1]. Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon[2]. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới.

Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng[3], hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này[4]. Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil[5].

Sự đa dạng về loài thực vật là cao nhất trên Trái Đất với một số nhà khoa học ước tính rằng một km² có thể chứa trên 75.000 kiểu cây gỗ và 150.000 loài thực vật bậc cao. Một km² đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Sinh khối thực vật trung bình ước đạt 356 ± 47 tấn/ha[6]. Tới nay, ước khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh tế và xã hội đã được ghi nhận trong khu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang được phát hiện hay lập danh lục[7].

Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng 25% như là kết quả của các thay đổi theo mùa. Tán lá xanh trải rộng trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại trong mùa ẩm nhiều mây. Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa quang hợp và hô hấp[8].

Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương[9]. Hàng loạt loài ếch tên độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài sinh vật ký sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại[10]. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon.



Chặt phá rừng là sự chuyển đổi các khu vực rừng thành khu vực không còn rừng. Các nguồn chính của chặt phá rừng tại Amazon là các khu định cư của con người cũng như sự phát triển đất trồng[11]. Cho tới đầu thập niên 1960, việc tiếp cận phần bên trong của rừng bị cấm đoán chặt chẽ, và về cơ bản rừng còn khá nguyên vẹn[12]. Các trang trại thành lập trong thập niên 1960 dựa trên gieo trồng cây lương thực bằng phương pháp chặt và đốt rừng. Tuy nhiên, những người dân tới đây định cư đã không thể quản lý đồng ruộng và mùa màng của họ do đất đai nhanh chóng mất độ màu mỡ cũng như sự xâm lấn của cỏ dại[13]. Đất đai tại khu vực Amazon chỉ có thể tạo ra những mùa màng bội thu trong một khoảng thời gian ngắn, vì thế những người nông dân phải thường xuyên di cư tới những khu vực mới và dọn quang thêm nhiều đất đai[13]. Các hoạt động nông nghiệp như thế này đã dẫn tới sự phát quang rừng và gây ra tổn thất môi trường rộng lớn[14].

Trong khoảng thời gian từ năm 1991 tới năm 2000, tổng diện tích rừng bị mất trong khu vực Amazon tăng từ 415.000 tới 587.000 km², với phần lớn diện tích rừng bị chặt phá biến thành bãi chăn thả gia súc[15]. Bảy mươi phần trăm đất đai trước kia là rừng tại Amazon, và 91% đất đai bị mất rừng kể từ năm 1970, được sử dụng để làm bãi chăn thả gia súc[16][17]. Ngoài ra, Brasil hiện tại là nhà sản xuất hàng thứ hai trên thế giới về đậu tương sau Hoa Kỳ. Các nhu cầu của các trang trại sản xuất đậu tương được dùng để hợp lệ hóa và phê chuẩn nhiều dự án vận tải gây tranh cãi mà hiện tại đang được phát triển trong khu vực này. Hai đường cao tốc đầu tiên chạy xuyên qua rừng mưa đã làm tăng sự định cư và chặt phá rừng. Tốc độ chặt phá rừng trung bình hàng năm từ 2000 tới 2005 (22.392 km²/năm) là 18% cao hơn so với 5 năm trước đó (19.018 km²/năm)[18]. Với tốc độ hiện tại, trong hai thập niên thì rừng mưa Amazon sẽ giảm khoảng 40 %[19].



Các nhà môi trường e ngại về sự mất đi tính đa dạng sinh học từ việc phá hủy rừng, cũng như về việc giải phóng cacbon chứa trong thảm thực vật, điều này làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu. Các rừng thường xanh Amazon chiếm khoảng 10% nguồn sản sinh chính yếu trên đất liền của thế giới và cũng khoảng 10% nguồn lưu trữ cacbon trong các hệ sinh thái[20]—cỡ khoảng 1,1 × 1011 tấn cacbon[21]. Rừng Amazon ước tính tích lũy khoảng 0,62 ± 0.37 tấn cacbon mỗi hecta mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1975 tới năm 1996[21].


Bức xạ các khí nhà kính nguồn gốc từ con người theo lĩnh vực trong năm 2000

Một mô hình máy tính về thay đổi khí hậu trong tương lai gây ra bởi bức xạ khí nhà kính chỉ ra rằng rừng mưa Amazon có thể trở thành không ổn định trong các điều kiện suy giảm mạnh lượng mưa và gia tăng nhiệt độ, dẫn tới sự mất đi sự che phủ rừng mưa gần như hoàn toàn vào khoảng năm 2100[22][23]. Tuy nhiên, các giả lập về thay đổi khí hậu trong lưu vực sông Amazon trong nhiều mô hình khác nhau là không thống nhất trong ước tính của chúng về lượng mưa, dao động trong khoảng từ tăng yếu tới giảm mạnh[24]. Kết quả chỉ ra rằng rừng mưa có thể bị đe dọa trong thế kỷ XXI bởi thay đổi khí hậu cùng với việc chặt phá rừng.


Các rễ khí của cây đước đỏ trên sông Amazon

Năm 1989, nhà môi trường C.M. Petersvaf 2 đồng nghiệp thông báo rằng có sự thúc đẩy kinh tế và sinh học để bảo vệ rừng mưa. Một hecta tại khu vực Amazon thuộc Peru được tính toán có giá trị 6.820 USD nếu rừng giữ nguyên vẹn để được thu hoạch ổn định lấy quả, nhựa mủ và gỗ; 1.000 USD nếu đốn hạ để lấy gỗ thương mại (không thu hoạch ổn định); hay 148 USD nếu dùng làm bãi chăn thả gia súc[25].

Do các lãnh thổ bản xứ vẫn tiếp tục bị phá hủy bởi sự chặt phá rừng và những kẻ tàn phá hệ sinh thái, chẳng hạn như các cộng đồng người bản xứ Amazon thuộc Peru[26] vẫn tiếp tục biến mất thì các cộng đồng khác, như người Urarina, vẫn tiếp tục tranh đấu vì sự sinh tồn văn hóa của họ cũng như cho số phận các lãnh thổ rừng của họ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa các loài linh trưởng phi người trong sự tồn tại và biểu tượng hóa của người Nam Mỹ bản xứ vùng đất thấp đã thu được sự chú ý gia tăng, do có các cố gắng bảo tồn tren cơ sở dân tộc-sinh học và cộng đồng.

Từ năm 2002 tới năm 2006, vùng đất bảo tồn trong rừng mưa Amazon đã tăng gần gấp ba và tốc độ chặt phá rừng tại đó giảm xuống tới 60%. Khoảng 1.000.000 km² (250 triệu mẫu Anh) đã được quy hoạch thành một vài dạng bảo tồn, bổ sung thêm cho lượng hiện tại là 1.730.000 km² (430 triệu mẫu Anh)[27]


Giám sát từ xa[sửa | sửa mã nguồn]


Sử dụng các dữ liệu giám sát từ xa cải thiện đáng kể kiến thức và hiểu biết của các nhà bảo tồn về lưu vực Amazon. Với các phân tích che phủ đất đai trên cơ sở hình ảnh vệ tinh có giá thành không quá đắt và khách quan, dường như là công nghệ giám sát từ xa sẽ là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá phạm vi tổn thất của việc chặt phá rừng trong lưu vực[28]. Ngoài ra, giám sát từ xa là tốt nhất và có lẽ là cách thức duy nhất để nghiên cứu Amazon ở quy mô lớn[29].

Sử dụng công nghệ giám sát từ xa để bảo tồn Amazon cũng được các bộ lạc bản xứ trong lưu vực sử dụng để bảo vệ các vùng đất bộ lạc của họ khỏi các lợi ích thương mại. Sử dụng các thiết bị GPS cầm tây và các chương trình như Google Earth, các thành viên của bộ lạc Trio, những người sống trong rừng mưa miền nam Surinam, đã lập bản đồ các vùng đất tổ tiên của mình để giúp tăng cường các yêu sách lãnh thổ của họ[30]. Hiện tại, phần lớn các bộ lạc trong lưu vực Amazon không có các ranh giới định nghĩa rõ ràng, làm cho lãnh thổ của họ dễ dàng trở thành mục tiêu của việc xâm phạm thương mại các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thông qua công nghệ lập bản đồ rẻ tiền, bộ lạc Trio hy vọng có thể bảo vệ được vùng đất tổ tiên của mình.

Nhằm lập bản đồ chính xác sinh khối của lưu vực Amazon và bức xạ cacbon liên quan sau đó, thì việc phân loại các giai đoạn phát triển cây gỗ trong các phần khác nhau của rừng là quan trọng. Năm 2006 Tatiana Kuplich đã phân chia cây gỗ trong lưu vực Amazon thành 4 thể loại:


  1. Rừng thành thục.

  2. Rừng tái sinh [ít hơn 3 năm]

  3. Rừng tái sinh [từ 3 đến 5 năm tái phát triển]

  4. Rừng tái sinh [11 tới 18 năm phát triển liên tục].[31].

Nhà nghiên cứu này đã sử dụng sự kết hợp của Radar độ mở tổng hợp (SAR) và Thematic Mapper (TM) để đặt chính xác các phần khác nhau của lưu vực Amazon vào một trong bốn thể loại nói trên.


Ảnh hưởng của khô hạn Amazon[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2005, một số phần của lưu vực Amazon đã trải qua thời kỳ khô hạn tệ hại nhất trong vòng 100 năm qua[32] và có những chỉ thị cho thấy năm 2006 là năm khô hạn kế tiếp[33]. Bài báo ngày 23-7-2006 trên báo The Independent của Anh thông báo các kết quả của Trung tâm nghiên cứu lỗ hổng rừng chỉ ra rằng rừng Amazon ở tình trạng hiện tại của nó chỉ có thể chịu đựng được 3 năm khô hạn[34][35]. Các khà khoa học tại Viện nghiên cứu Amazonia quốc gia Brasil trong bài báo cho rằng sự khô hạn này, cùng với các hiệu ứng của chặt phá rừng lên khí hậu khu vực, đang đẩy rừng mưa về phía "điểm đỉnh" mà tại đó nó bắt đầu tàn lụi không thể đảo ngược được. Bài báo kết luận rằng rừng đang ở bờ vực để trở thành xavan hay sa mạc, với các hậu quả thảm hại cho khí hậu thế giới.

Theo WWF, sự kết hợp của thay đổi khí hậu và chặt phá rừng làm tăng hiệu ứng khô đi của các cây đã chết và làm tăng các vụ cháy rừng[36].



Một số chính khách và nhà báo cho rằng Amazon thuộc về toàn thể loài người, và vì thế nó nên là một khu vực quốc tế[37]. Năm 1989, Al Gore nói rằng: "Contrary to what Brazilians think, the Amazon is not their property, it belongs to all of us." (Ngược lại với những gì người Brasil nghĩ, Amazon không phải là tài sản của họ, nó thuộc về tất cả chúng ta)[38]. Có sự tranh luận về vấn đề này trong giới báo chí Brasil, chính phủ và cộng đồng xã hội cho rằng phát biểu này gây tổn hại tới chủ quyền quốc gia[39].

Bài báo đăng tháng 5 năm 2008 trên New York Times với tiêu đề "Whose Rain Forest Is This, Anyway?" (Tuy nhiên, rừng mưa này là của ai?)[40] đã gây tranh luận tại Brasil[41][42] buộc tổng thống Brasil, ông Lula phải trả lời "the Amazon belongs to Brazilians" (Amazon thuộc về người Brasil)[43][44] và sau đó là phản ứng mạnh mẽ hơn: "North Americans have no moral authority to complain about Amazonia, they point fingers dirty with oil." (Người Bắc Mỹ không có quyền tinh thần để phàn nàn về Amazonia, họ chỉ trỏ những ngón tay bẩn thỉu với dầu)[45][46]

Có tranh cãi trong cộng đồng người Brasil rằng nếu Amazon bị xâm phạm thì điều đó có dẫn tới chiến tranh hay không[47][48][49]. Biên giới Amazon thuộc Brasil hiện do quân đội Brasil tuần tra và bảo vệ[50][51][52].





  1. ^ Turner I. M. 2001. The ecology of trees in the tropical rain forest. Nhà in Đại học Cambridge, Cambridge. ISBN 0-521-80183-4

  2. ^ “Amazon Rainforest, Amazon Plants, Amazon River Animals”. WWF. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008. 

  3. ^ “Photos / Pictures of the Amazon Rainforest”. Travel.mongabay.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  4. ^ Da Silva Jose Maria Cardoso và ctv. (2005). “The Fate of the Amazonian Areas of Endemism”. Conservation Biology 19 (3): 689–694. doi:10.1111/j.1523-1739.2005.00705.x. 

  5. ^ Lewinsohn, Thomas M.; Paulo Inácio Prado (tháng 6 2005). “How Many Species Are There in Brazil?”. Conservation Biology 19 (3): 619–624. doi:10.1111/j.1523-1739.2005.00680.x. 

  6. ^ Laurance, William F.; Fearnside Philip M.; Laurance Susan G.; Delamonica Patricia; Lovejoy Thomas E.; Rankin-de Merona Judy M.; Chambers Jeffrey Q.; Gascon Claude (ngày 14 tháng 6 năm 1999). “Relationship between soils and Amazon forest biomass: a landscape-scale study”. Forest Ecology and Management 118 (1-3): 127–138. doi:10.1016/S0378-1127(98)00494-0. 

  7. ^ “Amazon Rainforest”. South AmericaTravel Guide. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008. 

  8. ^ Mynenia Ranga B. và ctv. (ngày 13 tháng 3 năm 2007). “Large seasonal swings in leaf area of Amazon rainforests”. Procedings of the National Academy of Science 104 (12): 4820–4823. doi:10.1073/pnas.0611338104. 

  9. ^ Staff (ngày 2 tháng 7 năm 2007). “Piranha 'less deadly than feared'”. BBC News Online. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2007. 

  10. ^ da Rosa Elizabeth S. T. và ctv. (tháng 8 2006). “Bat-transmitted Human Rabies Outbreaks, Brazilian Amazon” (PDF). Emerging Infectious Diseases 12 (8): 1197–1202. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2008. 

  11. ^ Nhiều tác giả (2001). Bierregaard Richard; Gascon Claude; Lovejoy Thomas E.; Mesquita Rita, biên tập. Lessons from Amazonia: The Ecology and Conservation of a Fragmented Forest. Nhà in Đại học Yale. ISBN 0300084838. 

  12. ^ Kirby Kathryn R.; Laurance William F.; Albernaz Ana K.; Schroth Götz; Fearnside Philip M.; Bergen Scott; M. Venticinque Eduardo; Costa Carlos da (2006). “The future of deforestation in the Brazilian Amazon”. Futures 38 (4): 432–453. doi:10.1016/j.futures.2005.07.011. 

  13. ^ a ă Watkins và Griffiths J. (2000). Forest Destruction and Sustainable Agriculture in the Brazilian Amazon: a Literature Review (Doctoral dissertation, Đại học Reading, 2000). Dissertation Abstracts International, 15-17 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “watkins_griffiths” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  14. ^ Williams, M. (2006). Deforesting the Earth: From Prehistory to Global Crisis . Chicago, IL: Nhà in Đại học Chicago. ISBN 0226899470. 

  15. ^ Centre for International Forestry Research (CIFOR) (2004)

  16. ^ Steinfeld Henning; Gerber Pierre; Wassenaar T. D.; Castel Vincent (2006). Livestock's Long Shadow: Environmental Issues and Options. FAO. ISBN 9251055718. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008. 

  17. ^ Margulis, Sergio (2004). “Causes of Deforestation of the Brazilian Amazon” (PDF). Hồ sơ số 22 của World Bank. Washington D.C.: World Bank. ISBN 0821356917. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008. 

  18. ^ Barreto P.; Souza Jr. C.; Noguerón R.; Anderson A. & Salomão R. 2006. Human Pressure on the Brazilian Amazon Forests. Imazon. Tra cứu ngày 28-9-2006. (Website Imazon chứa nhiều tài liệu liên quan tới Amazonia thuộc Brasil.)

  19. ^ National Geographic, tháng 1 năm 2007

  20. ^ Melillo, J. M.; McGuire A. D.; Kicklighter D. W.; Moore III B.; Vörösmarty C. J.; Schloss A. L. (ngày 20 tháng 5 năm 1993). “Global climate change and terrestrial net primary production”. Nature 363: 234–240. doi:10.1038/363234a0. 

  21. ^ a ă Tian, H.; Melillo J.M.; Kicklighter D.W.; McGuire A.D.; Helfrich III J.; Moore III B.; Vörösmarty C.J. (tháng 7 2000). “Climatic and biotic controls on annual carbon storage in Amazonian ecosystems”. Global Ecology and Biogeography 9 (4): 315–335. doi:10.1046/j.1365-2699.2000.00198.x.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Tian” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  22. ^ Cox, Betts, Jones, Spall và Totterdell. 2000. Acceleration of global warming due to carbon-cycle feedbacks in a coupled climate model. Nature, 9-11-2000. (cần đăng ký)

  23. ^ Radford T. 2002. World may be warming up even faster. The Guardian.

  24. ^ Houghton, J.T. và ctv.. 2001. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Intergovernmental Panel on Climate Change.

  25. ^ Peters, C.M.; Gentry A. H. & Mendelsohn R. O. (1989). “Valuation of an Amazonian forest”. Nature 339: 656–657. doi:10.1038/339655a0. 

  26. ^ Dean Bartholomew. (2003) State Power and Indigenous Peoples in Peruvian Amazonia: A Lost Decade, 1990–2000. Trong The Politics of Ethnicity Indigenous Peoples in Latin American States David Maybury-Lewis, (chủ biên), nhà in Đại học Harvard.

  27. ^ Cormier, L. (ngày 16 tháng 4 năm 2006). “A Preliminary Review of Neotropical Primates in the Subsistence and Symbolism of Indigenous Lowland South American Peoples”. Ecological and Environmental Anthropology 2 (1): 14–32. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008. 

  28. ^ Wynne R. H.; Joseph K. A.; Browder J. O.; Summers P. M. (2007). “A Preliminary Review of Neotropical Primates in the Subsistence and Symbolism of Indigenous Lowland South American Peoples”. International Journal of Remote Sensing 28: 1299–1315. doi:10.1080/01431160600928609. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008. 

  29. ^ Asner, Gregory P.; Knapp David E.; Cooper Amanda N.; Bustamante Mercedes M.C.; Olander Lydia P. (tháng 6 2005). “Ecosystem Structure throughout the Brazilian Amazon from Landsat Observations and Automated Spectral Unmixing”. Earth Interactions 9 (1): 1–31. doi:10.1175/EI134.1. 

  30. ^ “With the Help of GPS, Amazonian Tribes Reclaim the Rain Forest”. Truy cập 8 tháng 7 năm 2015. 

  31. ^ Kuplich, Tatiana M. (tháng 10 2006). “Classifying regenerating forest stages in Amazônia using remotely sensed images and a neural network”. Forest Ecology and Management 234 (1-3): 1–9. doi:10.1016/j.foreco.2006.05.066. 

  32. ^ 24 tháng 10 năm 2005-05.asp Environmental News Service - Amazon Drought Worst in 100 Years

  33. ^ Drought Threatens Amazon Basin - Extreme conditions felt for second year running

  34. ^ Amazon rainforest could become a desert, The Independent, 23-7-2006. Tra cứu ngày 28-9-2006.

  35. ^ Dying Forest: One year to save the Amazon, The Independent, 23-7-2006. Tra cứu ngày 28-9-2006.

  36. ^ Climate change a threat to Amazon rainforest, warns WWF, WWF, 22-3-2006. Tra cứu ngày 28-9-2006.

  37. ^ [http://www.terra.com.br/istoe/edicoes/2012/imagens/brasilamazonia6_28.jpg “ISTO� Independente”]. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015. 

  38. ^ Brasil có thể bảo tồn rừng mưa Amazon mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, tổng thống nói

  39. ^ “Estadao.com.br:: Geral:: Soberania sobre Amazônia é brasileira, diz presidente do STF”. Estadao.com.br. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  40. ^ Barrionuevo, Alexei (ngày 18 tháng 5 năm 2008). “Does the Amazon Belong to Brazil — or the Whole World? - New York Times”. Nytimes.com. doi:Brazil . Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  41. ^ 'De quem é a Amazônia, afinal?', diz 'NY Times' - O Globo Online” (bằng tiếng (tiếng Bồ Đào Nha)). Oglobo.globo.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  42. ^ “Brasil - Último Segundo - Minc critica texto do New York Times sobre Amazônia”. Ultimosegundo.ig.com.br. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  43. ^ “MSN News UK - news & weather”. News.uk.msn.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  44. ^ Do G1, no Rio e em São Paulo. “G1 > Política - NOTÍCIAS - Amazônia brasileira tem dono, diz Lula”. G1.globo.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  45. ^ JEFERSON RIBEIRO Do G1, em Brasília. “G1 > Política - NOTÍCIAS - 'Todo mundo acha que pode meter dedo na Amazônia', diz Lula”. G1.globo.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  46. ^ "Dedos que apontam contra biocombustíveis estão sujos de óleo e carvão", diz Lula em Roma - 3-6-2008 - UOL Últimas Notícias - Internacional

  47. ^ Tem Notícia, O Jornal do pensamento Brasileiro

  48. ^ “Guerra na Amazônia - Terra - Roberto Souza Causo”. Terramagazine.terra.com.br. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  49. ^ “:::: Soberania Nacional::::”. Oquintopoder.com.br. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  50. ^ “Exército vigia fronteira com Colômbia | BBC Brasil | BBC World Service”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  51. ^ AltSoluções Interativas Ltda. “NOTÍCIAS 24 HORAS - Exército realiza operação 'Guardião da Fronteira' na Amazônia- Portal Amazônia”. Portalamazonia.globo.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

  52. ^ “: Exército Brasileiro - Braço Forte, Mão Amiga:”. Exercito.gov.br. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. 





0 comments: