Thursday 18 October 2018

Thích Trí Quang – Wikipedia tiếng Việt


Thích Trí Quang sinh năm 1923 là một Hòa thượng Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông đóng một vai trò khá quan trọng diễn biến của cuộc Chiến tranh Việt Nam.





Hòa thượng Thích Trí Quang tên khai sinh Phạm Quang, tên tục là Do [1], sinh năm Giáp Tý, ngày tây 21-12-1923.[2], tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình. Ông là con thứ tư trong gia đình có 6 anh em trai, hai anh đầu khác mẹ. Mẹ ông là hội viên Hội Tiên Thiên Thánh Giáo (hội những người lên đồng). Cha ông bán thế xuất gia với ngài Thích Đắc Quang, pháp danh Hồng Nhật. Khi ông được 6 tuổi, bố mẹ cho ông học chữ Hán và chữ quốc ngữ. Sau đó ông được gửi đi tu học tại Chùa Bảo Quốc, Huế với các Hòa thượng Thích Trí Độ, Thích Mật Thể v.v... là những vị sáng lập Phong trào Chấn hưng Phật giáo tại miền Trung Việt Nam[3].

Năm 1937, sau một năm xuất gia ông vào Huế theo học chương trình đào tạo tăng sĩ và hoàn tất chương trình vào năm 1944. Mùa hè năm 1946, ông được mời theo Hòa thượng Thích Trí Độ ra Hà Nội thành lập Phật học viện tại chùa Quán sứ. Cuối năm 1946, ông trở về Quảng Bình thọ tang cha, sau đó ra Huế tu tại chùa Từ Đàm. Ở Huế vì hoạt động trong Hội Phật giáo Cứu quốc, ông bị chính quyền Pháp thời ấy bắt giam và bị quản thúc sau khi được trả tự do.[4] Đầu năm 1947, Pháp chiếm Quảng Bình, ông vào chiến khu chống Pháp, phụ trách quận hội của Liên Việt.

Năm 1963, sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng của Phật giáo, Hòa thượng Thích Trí Quang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sách động và duy trì cuộc khủng hoảng chính trị lâu dài, một cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Trong Sự kiện Phật Đản, 1963, Hòa thượng Thích Trí Quang là nhà lãnh đạo Phật giáo được báo chí quốc tế nhắc nhở tới nhiều nhất. Khi Chùa Xá Lợi bị tấn công, tăng ni bị bắt, việc ông vượt khỏi hàng rào nhà tù vào lánh nạn trong Toà Đại sứ Mỹ tại Saigon từng được coi là một bí ẩn, mọi chi tiết chưa từng được kể lại. Tuần báo Time đã từng đăng hình Hòa thượng với lời ghi chú "Người làm rung rinh nước Mỹ".

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, hai anh em Diệm Nhu bị giết, Hòa thượng Thích Trí Quang vẫn không trở về với vị trí bên lề của trường chính trị, ông tiếp tục vận dụng ảnh hưởng to lớn của mình lên sinh mệnh chính trị của Việt Nam Cộng hòa bằng cách ban bố hay từ chối hậu thuẫn của mình cho những chế độ quân nhân đã điều hành quốc gia từ 1964 đến 1966. Trong vụ Biến động Miền Trung vào năm 1966, Hòa thượng Thích Trí Quang là người đề nghị đồng bào đưa bàn thờ Phật xuống đường để ngăn chặn lối đi của quân chính phủ.

Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, ông là Chánh Thư ký Viện Tăng Thống, trong khi Hòa thượng Thích Tâm Châu là Viện trưởng Viện Hoá Đạo.



Theo tướng Nguyễn Hữu Có thì trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì Hòa thượng Thích Trí Quang là một kênh liên lạc của đại tướng Dương Văn Minh với phía bên kia. Từ sau 1975 cho tới nay, ông vẫn sống yên lặng tại Saigon, hiện tĩnh tu tại một ngôi chùa ở Gò Vấp. Bên cạnh việc san dịch kinh sách, ông đang hoàn tất một hồi ký đặc biệt về cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam.

Theo James McAllister trong "Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War," thì: "Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Hòa thượng Thích Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lý luận rằng Hòa thượng Thích Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng." Tuy nhiên: "Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Hòa thượng Thích Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Hòa thượng Thích Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Quốc. Yếu tố chính dẫn đến xung đột giữa phong trào Phật giáo và chính quyền Johnson là việc Hòa thượng Thích Trí Quang quả quyết rằng các chế độ quân sự tiếp theo Ngô Đình Diệm có thái độ thù nghịch với Phật giáo và thiếu khả năng đưa cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản đến một kết thúc thắng lợi. "[5]

Trong tự thuật của Đỗ Trung Hiếu, "Thống nhất phật giáo Việt Nam" viết 1994, ông ta đã thuật lại với cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Bắc Việt Xuân Thủy 1981 việc Trần Bạch Đằng, cựu bí thư thành ủy Sài Gòn cho Thích Trí Quang là loại CIA chiến lược, với những lý do như "năm 1964 nhân trận lụt lớn ở miền Trung, quân Giải phóng chuẩn bị nhổ các đồn bót ngụy, Trí Quang nêu khẩu hiệu "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cứu lụt". Cờ 5 màu dựng trên các Canô, tàu máy bay trực thăng cứu sạch bọn ngụy quân... Năm 1965 Mỹ đổ quân trắng trợn xâm lược miền Nam Việt Nam, Mặt trận Giải phóng Miền Nam nêu khẩu hiệu chống quân phiệt để đẩy mạnh Phong trào chiến tranh Cách mạng chống Mỹ xâm lược, Thượng tọa Trí Quang nêu khẩu hiệu "cầu nguyện hòa bình" làm hạn chế cuộc đấu tranh chống Mỹ của ta." [6]



  • TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN (Sách dày 216 trang, nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM tại Sài Gòn, tháng 7 năm 2011. Tác giả viết xong ngày 24-4-2011)



0 comments: