Wednesday, 17 October 2018

Phúc Âm Luca – Wikipedia tiếng Việt


Phúc âm Luca là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về sự giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-su. Ba Phúc âm còn lại là Phúc âm Matthew (Phúc âm Mátthêu hay Phúc âm Ma-thi-ơ), Phúc âm Mark (Phúc âm Máccô hay Phúc âm Mác) và Phúc âm John (Phúc âm Gioan hay Phúc âm Giăng). Trong tiếng Việt sách này được gọi là Tin mừng theo Thánh Luca (Công giáo) hoặc Tin lành theo Thánh Lu-ca (Tin lành). Đây là sách thứ ba cũng là sách dài nhất trong bốn sách Phúc âm.

Truyền thống cho rằng, tác giả của Phúc âm Luca cũng là tác giả của Sách Công vụ Tông đồ. Cũng như các Phúc âm kinh điển khác, nguồn gốc của Phúc âm này không rõ. Từ thế kỷ thứ hai, Luca được xem là tác giả của sách này. Ông được nêu tên trong Thư gửi tín hữu Côlôsê 4:14. Lu-ca là một bác sĩ, là một môn đệ và là bạn đồng hành của Sứ đồ Phaolô.

Trong lời mở đầu, tặng cho Theophilus, (Lu-ca 1:1-4), tác giả viết rằng nhiều người đã tường thuật những sự việc theo trình tự[1] từ những nhân chứng tai nghe mắt thấy, nên tác giả cũng quyết định làm như vậy. Sau khi nghiên cứu mọi việc từ lúc bắt đầu, ông viết lại để Theophilus có thể hiểu tường tận những điều mà ông được hướng dẫn.





Nội dung của Phúc âm Lu-ca theo thứ tự như sau:










  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society

  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House

  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn

  • Wenham G.J., Motyer J.A., Carson D.A., France R.T, "Giải Nghĩa Kinh Thánh" (2001) - Viện Thần học Việt Nam, Garden Grove, CA.

  • Barclay, W., "Phúc Âm Lu-ca" (1991), Văn Phẩm Nguồn Sống.

  1. ^ Scholars Version translation from The Complete Gospels, Robert J. Miller, editor, 1992

  2. ^ Lc 6, 27 – 38



Phúc âm Luca trực tuyến:


Đề tài liên hệ:



This article was originally based on text from Easton Bible Dictionary of 1897 and from M.G. Easton M.A., D.D., Illustrated Bible Dictionary, Third Edition, published by Thomas Nelson, 1897.








0 comments: