Wednesday, 17 October 2018

Nguyên Thủy Thiên Tôn – Wikipedia tiếng Việt


Nguyên Thủy Thiên Tôn

Nguyên Thủy Thiên Tôn hay Nguyên Thỉ Thiên Tôn (chữ Hán 元始天尊) là Thượng đế trong Đạo giáo Trung Quốc, đứng thứ nhất trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh. Hai vị kia là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (đứng thứ 2, lập ra Triệt Giáo) và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân) (đứng thứ 3)





Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở sơ khai chưa có trời đất, trước cả hỗn mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí, (Xích hỗn thái vô nguyên) có vị Nguyên Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thủy Thiên Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ tạo ra trời đất, mà linh thể phân làm ba trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng linh thể Thiên Tôn thì tồn tại mãi mãi. Nguyên Thủy Thiên Tôn có hai sư đệ là Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn tạo thành Tam Thanh.

Tam Thanh sinh hoá mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua ở thiên đình, cũng là do Tam Thanh chỉ định. Như thế Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn chính là đấng tối cao của Đạo giáo.

Nơi Nguyên Thủy Thiên Tôn ngự là cung Tử Hư, cõi đó gọi là Thánh cảnh, thuộc tầng trời Đại Niết Bàn.



  • Ngọc Thanh Thánh Cảnh Đại La Nguyên Thủy Thiên Tôn. Chữ Thiên tôn được hiểu như là cách cung chúc đối với vị tối cao, tương tự tung xưng vạn tuế trong Hoàng đế vạn tuế, vạn vạn tuế.

  • Ngọc Thanh Tử Hư

  • Nguyên Thủy Vạn Pháp Thiên Tôn

  • Thiên Bảo Quân

Đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn theo tiểu thuyết Phong Thần diễn nghĩa thì gồm:


  1. Nam Cực Tiên Ông hầu hạ sư phụ tại Cung Ngọc Hư

  2. Quảng Thành Tử ở động Đào Nguyên Cửu Hoa Sơn (sư phụ của Ân Giao)

  3. Xích Tinh Tử ở động Vân Tiêu Thái Hoa Sơn (sư phụ của Ân Hồng)

  4. Vân Trung Tử ở động Ngọc Trụ Chung Nam Sơn (sư phụ của Lôi Chấn Tử)

  5. Cù Lưu Tôn ở động Phi Vân núi Giáp Long (sư phụ của Thổ Hành Tôn)

  6. Thái Ất chân nhân ở động Kim Quang núi Càn Nguyên (sư phụ của Na Tra)

  7. Ngọc Đỉnh chân nhân ở động Kim Hà núi Ngọc Tuyền (sư phụ Dương Tiễn)

  8. Thanh Hư Đạo Đức chân nhân ở động Tử Dương núi Thanh Phong (sư phụ của Hoàng Thiên Hóa, Dương Nhậm)

  9. Từ Hàng đạo nhân ở động Lạc Già Phổ Đà sơn (sư phụ của Long Cát)

  10. Hoàng Long chân nhân ở động Ma Cô núi Nhị Tiên

  11. Đạo Hành thiên tônở động Ngọc Ốc núi Kim Đình (sư phụ của Hàn Độc Long, Tiết Ác Hổ, Vi Hộ)

  12. Linh Bảo Đại pháp sư ở động Nguyên Dương núi Không Động

  13. Khương Tử Nha (sư phụ của Võ Cát, Long Tu Hổ)

Trong tiểu thuyết thần thoại Phong thần diễn nghĩa, Nguyên Thủy Thiên Tôn được xem như một vị đạo nhân sáng lập ra Xiển giáo, một giáo phái nơi mà tín đồ là các đạo sĩ tu chân học đạo tọa lạc tại Ngọc Hư Cung, đó là một chốn thần tiên quanh năm được sương mù bao phủ. Giai đoạn mà người ta biết đến ông là cuối đời nhà Thương (商) năm 1030 TCN, đời vua thứ 30 Đế Tân tức Trụ Vương, ông là người trao bảng Phong thần cho Khương Tử Nha giúp nhà Chu đánh dẹp nhà Thương.

Đây là một nhân vật hư cấu trong bộ tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, ông hầu như không ảnh hưởng đến quá trình phân tranh giữa hai nước Chu - Thương mà chỉ đóng vai trò chủ chốt trong phái Xiển giáo, dẫn dắt các đệ tử trên con đường tu đạo.

Tồn tại cùng với Xiển giáo của Nguyên Thủy Thiên Tôn là Triệt giáo do Thông Thiên giáo chủ thành lập, đây là một giáo phái tương tự như Xiển Giáo. Ngày trước hai vị giáo chủ và sư huynh Lão Tử đều học cùng một thầy là Hồng Quân Lão Tổ, nhưng vì đối kháng nhau nên đi theo con đường riêng mà hình thành hai đạo phái khác nhau. Tất cả thành viên trong giáo phái do ông chỉ định đều có nhiệm vụ phò trợ Tây Bá Hầu Cơ Xương cùng các chư hầu dấy binh phạt Trụ và đó cũng cuộc chiến tranh của các thần tiên vào khoảng 1000 năm TCN.

Nguyên Thủy Thiên Tôn ban cho đệ tử Khương Tử Nha bảng Phong Thần và căn dặn xây đài phong thần để tiếp đón linh hồn các chiến sĩ đã tử trận, phong thần tùy theo công trạng. Người sư đệ của Khương Tử Nha là Thân Công Báo cũng đã dùng nhiều thủ đoạn cản trở nhưng gặp thất bại.

Khi Khương Tử Nha gặp nạn tử trận, ông cũng dùng phép hồi sinh cứu Khương Tử Nha sống lại thoát khỏi nạn kiếp và tiếp tục sứ mệnh của mình.

Trong trận chiến cuối cùng với Thông Thiên Giáo chủ, Nguyên Thủy Thiên Tôn đã toàn lực vận động các đạo nhân Ngọc Hư Cung chiến đấu tới cùng và đã thành công đẩy lùi thế lực của Triệt Giáo.


Ngoài ra[sửa | sửa mã nguồn]


Truyện Phong Thần đã lấy nhiều vị thần tiên, kể cả Bồ tát trong Phật giáo để gán làm đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn, thậm chí cả Linh Bảo Thiên Tôn trong Tam Thanh cũng tức là Thông Thiên giáo chủ vốn là sư đệ cũng bị sửa đổi thành đồ đệ trong khi cả hai danh xưng đều chỉ là một người, và Thái Thượng Lão Quân cũng tức là Đạo Đức Thiên Tôn là sư đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn lại bị đổi thành sư huynh.




0 comments: