Wednesday, 17 October 2018

Lưu huỳnh trioxit – Wikipedia tiếng Việt


















Lưu huỳnh trioxit
Lưu huỳnh trioxitLưu huỳnh trioxit
Các tên gọi khác
Anhydrit sulfuric
Sulfan®
Lưu huỳnh trioxit
Sulfur trioxit
Trioxit sulfur
Công thức phân tử
SO3
Khối lượng phân tử
80,06 g mol−1
Số CAS
[7446-11-9]
Mật độ
1,92 g cm−3
Độ hòa tan (Nước)
Thủy phân
Điểm nóng chảy
16,9 °C, 62,4 °F
Điểm sôi
45 °C, 113 °F
Điểm tới hạn
218,3 °C tại 8,47 MPa
Các dữ liệu nhiệt động học
Entanpi chuẩn
hình thành Δfgas
−397,77 kJ/mol
Entropy phân tử tiêu chuẩn
gas
256,77 J.K−1.mol−1
Nhiệt dung riêng Cp,khí24,02 J.K−1.mol−1
Các dữ liệu an toàn
Phân loại của EU
Ăn mòn (C)
Ký hiệu R
R14, R35, R37
Ký hiệu S
S1/2, S26, S30, S45
Các hợp chất liên quan
Các hợp chất liên quan
SO2
H2SO4
SO2Cl2
Ngoài trừ được nêu khác đi, các dữ liệu được đưa ra cho
vật chất ở trạng thái tiêu chuẩn (nhiệt độ 25 °C, 100 kPa)
Phủ nhận và tham chiếu hộp thông tin

Lưu huỳnh trioxit là một hợp chất hóa học với công thức SO3. Là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và axit sulfuric. Ở thể khí, đây là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và là tác nhân chính trong các trận mưa axit. SO3 được sản xuất đại trà để dùng trong điều chế axit sunfuric.



Khí SO3 có cấu tạo phân tử tam diện phẳng và đối xứng, như được dự đoán trước bởi lý thuyết VSEPR.

Nguyên tử lưu huỳnh có chỉ số oxy hóa là +6, điện tích là 0 và bao quanh bởi 6 cặp electron.



SO3 là chất anhydrit của H2SO4. Do đó, các phản ứng sau sẽ xảy ra:


SO3(l) + H2O(l) → H2SO4(l) (-88 kJ mol−1)

Lưu huỳnh trioxit cũng phản ứng với lưu huỳnh diclorua để tạo ra chất thuốc thử hữu dụng thionyl clorua.


SO3 + SCl2 → SOCl2 + SO2


0 comments: