Wednesday, 17 October 2018

Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội – Wikipedia tiếng Việt


Tọa độ: 21°02′16″B 105°47′02″Đ / 21,03777°B 105,784°Đ / 21.03777; 105.784
Trường Trung học Phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiền thân là Khối Trung học Phổ Thông Chuyên Toán-Tin của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên thường gọi: Phổ thông Chuyên Sư phạm hay Chuyên Sư phạm, là một trường chuyên công lập chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội, Việt Nam, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Được thành lập vào năm 1966, ban đầu, mục tiêu của Trường là bồi dưỡng những học sinh Việt Nam xuất sắc về toán học. Sau một số đợt mở rộng quy mô, Trường hiện là cơ sở đào tạo đa lĩnh vực dành cho các học sinh có năng khiếu về: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, văn học và tiếng Anh.

Hàng năm, Trường nằm trong tốp đứng đầu về điểm trung bình trong kì thi tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Trường có thành tích tham dự các thì thi Toán học Quốc tế (IMO) đứng thứ hai tại Việt Nam, sau Trường THPT Chuyên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, và là một trong những trường Trung học phổ thông Việt Nam có thành tích cao nhất trong các kì thi Olympic Khoa học Quốc tế[2]. Các cựu học sinh như Đại sứ - Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, Giáo sư Trí tuệ nhân tạo Hồ Tú Bảo, Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Nguyễn Đình Công, Doanh nhân Lê Đình Long, Nguyễn Tử Quảng.. đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam.

Là trường chuyên lâu đời thứ 2 tại Việt Nam, Chuyên Sư phạm cũng đang nỗ lực hiện đại hóa môi trường học tập song song với bảo tồn nét văn hóa gần gũi và ấm cúng.





Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã giao cho Bộ Giáo dục trách nhiệm phải thành lập những trường đặc biệt dành cho các học sinh có năng khiếu về Toán học, nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho nền khoa học sau này. Với tư cách của một viện giáo dục quốc gia, chuyên đào tạo đội ngũ các giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ thành lập một trường như vậy. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1966, lớp Toán đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm đã được mở cho ba mươi ba học sinh giỏi toán ở khu vực di tán tại huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên. Lớp học đó chính là tiền thân của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay.

Quá trình phát triển của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm có thể được chia làm ba giai đoạn chính:


  • Từ 1966 đến 1995, Trường có tên là "Lớp toán đặc biệt", nằm dưới sự quản lý của Khoa toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

  • Năm 1995, Khối đổi tên thành: "Hệ Trung học phổ thông Chuyên Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội", vẫn nằm dưới sự quản lý của Khoa Toán-Tin và mở thêm lớp chuyên tin học.

  • Năm 2005, Hệ Trung học phổ thông Chuyên lấy tên chính thức: "Khối THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội", hoạt động với tư cách một khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội và mở rộng lần hai với những lớp chuyên về văn học, vật lý, hóa học và sinh học.

  • Năm 2009, Đơn vị này chính thức trở thành một đơn vị có tư cách pháp nhân riêng thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội với tên gọi Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm.[3].

Chuyên Sư phạm đã được Chính phủ trao tặng: Huân chương Lao động hạng ba, năm 1986; Huân chương Lao động hạng hai, năm 1996; Huân chương Lao động hạng nhất, năm 2001; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2004; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích đào tạo học sinh giỏi, năm 2008; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2011.



Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]


Trong giai đoạn từ ngày đầu thành lập đến thập niên 1980, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm không trực tiếp đứng ra tuyển sinh; công việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Trong giai đoạn đó, các học sinh có khả năng toán học đặc biệt xuất sắc (từ tỉnh Nam Định trở ra bắc) được địa phương giới thiệu lên Bộ Giáo dục và tham dự kì thi vào "trường chuyên của bộ". Những học sinh trúng tuyển sẽ được phân về một trong hai Trường: Khối Trung học phổ thông Chuyên Toán Đại học Sư phạm I và Khối thpt Chuyên Toán của Đại học Tổng hợp[4]. Kể từ cuối thập niên 1980, với làn sóng xóa bỏ cơ chế bao cấp, Chuyên Sư phạm và Chuyên Tổng hợp tiến hành tuyển sinh độc lập.

Hiện nay, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, với tư cách là một trường chuyên trực thuộc đại học, là một trong số ít các trường Trung học phổ thông công lập của Việt Nam được tổ chức tuyến sinh trong cả nước[5]. Hàng năm, kì thi tuyển sinh của Trường diễn vào khoảng tháng 6, thu hút hàng nghìn học sinh trên cả nước tham gia và có tính cạnh tranh cao[6][7].

Đợt thi diễn ra trong hai ngày: Ngày thi thứ nhất, thí sinh phải làm ba bài thi bắt buộc (tiếng Anh,tiếng Việt và toán học), ngày thứ hai, thí sinh làm bài thi tự chọn (trong số: toán học, văn học, vật lý, hóa học, sinh học, Tiếng Anh) tương ứng với môn chuyên mình muốn theo học (thí sinh dự thi chuyên tin làm bài thi toán với một câu hỏi riêng). Kì thi này nhằm đánh giá các kĩ năng cơ bản của thí sinh như: khả năng suy luận lô-gic, kĩ năng tính toán, kĩ năng đọc và viết, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực muốn theo học. Trong mỗi đợt thi này, số học sinh được tuyển vào mỗi lớp tối đa là 40 học sinh[5]. Các học sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh sẽ được nhận học bổng cho kì học đầu tiên tại Trường[8].


Mô hình giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]


Học sinh của Trường được chia thành những lớp theo các môn học: Toán học (2 lớp: Toán 1 và Toán 2), Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Tiếng Anh (2 lớp: Anh1 và Anh 2) và 4 lớp cận chuyên. Học sinh sẽ được tăng cường môn chuyên với số tiết học lớn hơn chương trình học của học sinh bình thường. Bên cạnh các tiết học môn chuyên chính trên lớp, trong thời gian lớp 10 và 11, học sinh còn được tham dự các buổi học chuyên đề tăng cường kiến thức cho các môn chuyên mình theo học.

Bên cạnh chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh còn được tạo điều kiện đi thực tế hoặc tham gia các buổi hội thảo với những nhà nghiên cứu. Các học sinh đặc biệt xuất sắc sẽ được nhà trường giới thiệu để học tập riêng với các chuyên gia. Học sinh được khuyến khích tham gia các kì thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục cũng như các kì thi khác, trong nước và quốc tế[9][10].


Giáo viên[sửa | sửa mã nguồn]


Trong giai đoạn cuối thập niên 1980 trở về trước, giáo viên giảng dạy tại Khối Chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục tuyển chọn từ những nhà giáo, nhà khoa học uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để phân công công tác. Từ đầu thập niên 1990, công việc này được nhà trường tự chủ.

Trong số các giáo viên biên chế chính thức của Trường, hiện có 7 tiến sĩ, 25 thạc sĩ[11]. Nhiều người là các giảng viên đào tạo đội tuyển quốc gia, thành viên ban biên soạn chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, sách giáo khoa Trung học phổ thông chuyên, giáo trình các trường đại học cũng như các đề thi đại học và tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều giảng viên các trường đại học, các chuyên gia tại các viện nghiên cứu cũng tham gia giảng dạy tại Trường.



Khu nhà chính của Trường hiện giờ gồm 24 lớp học và một phòng đa phương tiện. Để có thể tạo cho học sinh điều kiện thuận lợi để học tập, toàn khu nhà đã được phủ sóng mạng không dây.


Thư viện của Đại học Sư phạm Hà Nội

Học sinh của Trường Chuyên được sử dụng thư viện của Đại học Sư phạm cho mục tiêu học tập và nghiên cứu. Được xây dựng vào năm 2001, thư viện có diện tích hơn 6000 m², với hơn 31 phòng, được trang bị những thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng được như cầu tham khảo và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Học sinh và giáo viên của Trường có thế truy cập vào kho tài liệu phong phú gồm sách, báo, tạp chí, các băng đĩa tiếng và hình, tài nguyên Internet v.v. Đặc biệt, học sinh có thể sử dụng hệ thống điện tử để tra cứu và mượn sách trực tuyến[12].

Có hai phòng tin học để học sinh có thể thực hành môn tin học và sử dụng để nghiên cứu, tham khảo hoặc giải trí. Các máy tính đều được kết nối Internet. Tuy thế, hiện nay Chuyên Sư phạm vẫn chưa có phòng thí nghiệm riêng cho các thí nghiệm vật lý, hóa học và sinh học nên học sinh của Trường phải sử dụng các phòng thí nghiệm của trường đại học.

Những học sinh sống xa nhà được Trường bố trí ở phòng ký túc xá với mức giá hợp lý. Xung quanh khu vực ký túc xá có các điểm truy cập Internet, căng-tin, cửa hàng tạp hóa và đặc biệt là ở gần thư viện, giúp học sinh thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt và học tập.

Hiện tại, học sinh sử dụng sân vận động của trường Đại học Sư phạm Hà Nội để luyện tập cũng như tổ chức các giải thi đấu thể thao.



Cuộc sống của học sinh Trường có những nét đặc trưng mà ít học sinh trường trung học phổ thông nào khác có được. Trước hết, học sinh trong trường đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước với những hoàn cảnh rất khác nhau, điều đó tạo nên một môi trường đa dạng về văn hóa. Bên cạnh đó, với quy mô trường tương đối nhỏ (khoảng 1100 học sinh, so với hàng nghìn học sinh tại các trường Trung học phổ thông cỡ vừa khác), không khí trong trường thường được học sinh và phụ huynh đánh giá là gần gũi và thân mật.


Các tổ chức/ câu lạc bộ do học sinh điều hành[sửa | sửa mã nguồn]


  • PTCMedia: là tổ chức lâu đời nhất của học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, thành lập vào tháng 09 năm 2006. PTCMedia hoạt động trong mảng báo chí và truyền thông. Sản phẩm chính của PTCMedia: Ấn phẩm PTCTimes (đã xuất bản được 20 số), Kỉ yếu hàng năm cho các khóa ra trường, Kênh chương trình truyền hình trên YouTube - PTCTv, Trang tin tức trên Facebook, Chương trình radio thường xuyên. PTCMedia còn tham gia việc tổ chức chương trình định hướng cho học sinh THCS mang tên Dreamland hàng năm.

Ngoài ra, từ năm 2015, PTCMedia đã tổ chức một chương trình mới theo mô hình chuỗi sự kiện mang tên Fiesta A Cielo (Lễ hội Bầu Trời). Fiesta A Cielo (hay còn gọi là FAC) là sự kiện có quy mô lớn và hoành tráng nhất CSP với sự tham gia của học sinh và giáo viên trong trường. Trong chương trình, các lớp sẽ được chia thành 9 zone với 9 tên gọi khác nhau. Mùa đầu tiên của FAC lấy chủ đề những vị thần Hy Lạp, mùa thứ hai lấy chủ đề là Ma Sói.


Điệu nhảy flashmob kết thúc chuỗi chương trình Dreamory 2014 tạm biệt học sinh lớp 12

  • SAGS (Studying Abroad for Gifted Students): SAGS là tên viết tắt của Tổ chức Định hướng du học và Phát triển Tiếng Anh do học sinh trường chuyên Sư phạm thành lập ngày 19 tháng 11 năm 2008 dưới sự quản lý của tổ Tiếng Anh trường Chuyên ĐHSP. Tổ chức giúp nâng cao khả năng tiếng Anh cũng như định hướng du học cho học sinh thông qua câu lạc bộ Tiếng Anh, trang facebook "the ySAGS" (trang chia sẻ các kinh nghiệm Tiếng Anh, clip học Tiếng Anh..). Bên cạnh đó, SAGS cũng tổ chức các chương trình ngoại khóa như: Cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh UTalk - CSP Speaking Contest; Cuộc thi hát Tiếng Anh " Stereo Hearts"; Đêm Halloween Prom The Corieme; Chương trình chia tay học sinh lớp 12 Hásta la Vísta; Chương trình chào mừng học sinh lớp 10 The Breakfast...và là cầu nối giúp các bạn học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện tại các trại trẻ, viện mồ côi hay hoạt động tình nguyện như "Youth Day"....

  • Movies for Relief: Tổ chức chiếu phim từ thiện của học sinh THPT Chuyên Sư Phạm với những hoạt động gây quỹ và từ thiện hàng năm như CineSchool, Spring Melody, Puzzle,..... và Movies for Relief đồng thời tổ chức của cuộc thi làm phim ngắn hướng tới đối tượng dự thi là các bạn học sinh trong trường và các trường cấp 3 khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • MCCM: Câu lạc bộ âm nhạc nơi các bạn có đam mê âm nhạc cùng tập luyện và chia sẻ niềm vui nghệ thuật. Câu lạc bộ thường tham gia biểu diễn trong các sự kiện của trường.

  • CDT: Câu lạc bộ nhảy (CSP Dance Team) là nơi các bạn có niềm đam mê nhảy nhiều thể loại cùng luyện tập và chia sẻ kinh nghiệm. Câu lạc bộ có nhiều ban và thường tham gia biểu diễn trong các sự kiện của trường.

  • CSP English Club: Câu lạc bộ Tiếng Anh trường THPT Chuyên Sư phạm với khẩu hiệu '' English can lead you beyond'' là nơi các thành viên có niềm đam mê môn Tiếng Anh với nhiều hoạt động thú vị như biện luật, đóng phim,...

  • CSP Cubing Club: Câu lạc bộ rubik trường THPT Chuyên Sư Phạm. Đây là nơi giao lưu và học hỏi cho những bạn học sinh có đam mê với khối rubik. Điểm đặc biệt của C3 với các câu lạc bộ khác trong trường là CLB có tuyển cả những học sinh thuộc trường ngoài. Hằng năm, CLB có tổ chức cuộc thi rubik CSP Open thu hút hàng trăm bạn trẻ trên cả nước.

  • History for Everyone: Câu lạc bộ lịch sử nhằm truyền bá tình yêu lịch sử đến toàn thể trường THPT Chuyên Sư Phạm. Là nơi để các học sinh có cơ hội học hỏi và tìm hiểu trao đổi kiến thức lịch sử mà mình biết.

  • ADaPT: Câu lạc bộ Công nghệ đầu tiên trong THPT Chuyên Sư Phạm. Tại đây, các bạn học sinh có cơ hội được tham gia chế tạo những sản phẩm công nghệ, trải nghiệm cảm giác trong một Startup công nghệ hay chỉ đơn giản là được trải nghiệm các sản phẩm công nghệ độc đáo. Đồng thời ADaPT cũng là nơi để các bạn giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về công nghệ với mọi người.

  • CDS - CSP DEBATE SOCIETY: Là câu lạc bộ Tranh biện được thành lập vào năm 2017 bởi nhóm học sinh THPT Chuyên Sư Phạm với mục đích lan tỏa bộ môn Tranh biện đến gần hơn với học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội và đặc biệt là học sinh Chuyên Sư Phạm.

  • ASO - Applied Science Organization: Là Tổ chức Khoa Học Ứng Dụng duy nhất của trường THPT CSP được các học sinh K48 thành lập vào năm 2015 nhằm xóa bỏ quan niệm sai lầm của mọi người rằng khoa học là một bộ môn khô khan, nhàm chán; tạo ra một sân chơi khoa học bổ ích, lý thú cho học sinh THPT toàn địa bàn Hà Nội và thúc đẩy phong trào học tập các bộ môn khoa học không chỉ ở các học sinh lớp chuyên tự nhiên, mà ở tất cả học sinh của trường THPT Chuyên ĐHSP. Trong những năm hoạt động của mình, ASO đã mang đến cho không chỉ các bạn học sinh và còn cả những người đam mê khoa học khác trên địa bàn Hà Nội những sự kiện vô cùng hấp dẫn và thú vị như: Hành trình “Phủ xanh Chuyên Sư Phạm” - Tặng cây xanh tự trồng cho tất cả các lớp nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, talkshow “Magic of Science - Khoa học Diệu Kỳ”, hội chợ khoa học Science Attack 2017, hội chợ khoa học Hogwarts Fair 2018 lấy ý tưởng từ bộ truyện Harry Potter, cộng tác cùng Burst Outta Box 2018 tạo nên một trại hè vô cùng thành công với số trại viên lên đến gần 150 em nhỏ,... Link fanpage của ASO: https://www.facebook.com/aso.csp/

Các sự kiện lớn trong năm[sửa | sửa mã nguồn]


  • Fiesta A Cielo: Chuỗi sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất toàn trường tạo điều kiện cho học sinh trong trường tham gia các hoạt động nghệ thuật cũng như tăng vốn hiểu biết chung. Các chương trình thuộc chuỗi sự kiện: Cuộc thi Khua Chiêng Vàng, Cuộc thi Đại sứ Chuyên Sư Phạm, Cuộc thi nhảy Flashmob, Cuộc thi Lipsync, Cuộc thi Văn nghệ giữa các zone.

  • UTalk: Cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh Thành phố Hà Nội. Chương trình thường được diễn ra trong khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm.

  • The Corieme: Được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau và đêm cuối là Halloween Prom. Thường diễn ra vào cuối tháng 10 hàng năm.

  • Dreamland: Chương trình giới thiệu về Chuyên Sư phạm cho các học sinh THCS các tỉnh phía Bắc. Thường diễn ra vào khoảng tháng 4-5 hàng năm.

  • The Breakfast: Chương trình chào mừng tân học sinh vào lớp 10.

  • Dreamory/ Hásta la Vísta: Chuỗi sự kiện chia tay học sinh lớp 12. Thường diễn ra kéo dài suốt học kỳ 2 mỗi năm học.

  • Red Carpet: Cuộc thi làm phim ngắn của học sinh THPT Chuyên Sư Phạm. Thường diễn ra vào cuối năm học.

  • aPresent: Buổi triễn lãm các sản phẩm công nghệ của CLB ADaPT. Thường diễn ra vào đầu năm học.

Tuyển sinh vào đại học[sửa | sửa mã nguồn]


Lễ bế giảng Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 05/2014

Hàng năm, 100% học sinh của Chuyên Sư phạm qua kì thi đại học và được nhận vào những trường đại học uy tín của Việt Nam. Điểm trung bình của học sinh Trường luôn đứng trong top đầu trong các trường Trung học phổ thông ở Việt Nam[13][14] với nhiều thủ khoa[15][16]. Nhiều học sinh của Trường cũng dẫn đầu tại các trường đại học[17].

Sau khi ra trường, rất nhiều học sinh của Trường tiếp tục học tập tại các trường đại học nước ngoài. Một số lượng đáng kể các cựu học sinh đang học tập tại các đại học đẳng cấp thế giới như Đại học Brown, Học viện Kinh tế - Chính trị London, Đại học Stanford, Đại học Cambridge, Đại học California tại Berkeley, Imperial College London, Đại học Bách khoa Paris, École normale supérieure, Đại học Quốc gia Moskva, Đại học Tokyo, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc gia Úc, v.v. Một số học sinh của Trường còn dẫn đầu tại các trường đại học này[18][19][20].


Kì thi học sinh giỏi quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]


Là một trường chuyên cấp quốc gia, các đội tuyển của Chuyên Sư phạm được tham dự thực tiếp kì thi học sinh giỏi quốc gia, mà không phải tham gia các kì thi cấp tỉnh và thành phố. Kể từ ngày thành lập, Chuyên Sư phạm đã giành hơn 500 giải, chủ yếu là Toán và Tin học, bao gồm khoảng 50 giải nhất.


Olympic khoa học quốc tế và khu vực[sửa | sửa mã nguồn]


Hơn 50 học sinh của Chuyên Sư phạm đã giành huy chương trong các kì thi Olympic quốc tế (tỉ lệ giành huy chương là 100%) như Olympic Toán Quốc tế (IMO), Olympic Tin học Quốc tế (IOI), Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) và Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) và Olympic khu vực như Olympic Toán học châu Á Thái Bình Dương (APMO). Một số đã đạt được những kỉ lục như: Vũ Ngọc Minh hai lần đoạt huy chương vàng IMO (lần thứ 42 và 43)[21]; Đinh Tiến Cường đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong IMO lần thứ 30[22]; 14 năm sau, Nguyễn Trọng Cảnh lặp lại kỉ lục này[23].























































Trong 45 năm, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo hơn 3000 học sinh.[11] Trong đó, hơn 150 người đạt học vị tiến sĩ và hàng trăm người khác có học vị thạc sĩ. Nhiều người cũng là những doanh nhân thành đạt, y bác sĩ, kĩ sư công nghệ thông tin, chính trị gia.... nổi tiếng.


Hội Cựu học sinh Chuyên Sư Phạm[sửa | sửa mã nguồn]


Hội Cựu học sinh Chuyên Sư phạm là một tổ chức hội hoạt động nhằm gắn kết cộng đồng cựu học sinh của trường, hỗ trợ các cựu học sinh trong học tập, công việc và hỗ trợ nhà trường. Hoạt động thường xuyên của hội là chương trình CSP Càfe hàng tháng và CSP Càfe theo chủ đề, nơi các cựu học sinh mở rộng quan hệ (networking) trong từng lĩnh vực. Ngoài ra, hội cũng hỗ trợ chia sẻ thông tin liên quan tới cơ hội việc làm, thực tập, học tập, du học.

Chủ tịch danh dự của hội hiện nay là GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, khóa 1, Giám đốc phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST).


Các cựu học sinh tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]


Chính trị/Chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]


  • Đoàn Xuân Hưng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản.

  • Lê Quốc Thịnh - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản.

  • Phan Văn Lân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.

Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]


  • Nguyễn Đình Công - Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Viện phó Viện Toán học Việt Nam.

  • Nguyễn Lân Việt - Nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Viện phó Viện Tim mạch Việt Nam.

  • Hồ Tú Bảo - Giám đốc Phòng thí nghiệm Phương pháp luận Sáng tạo Tri thức, Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam

  • Đỗ Đức Thái - Giáo sư toán học, Trưởng khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam.[27]

  • Vũ Kim Tuấn - Ghế Giáo sư Toán học đặc biệt (Distinguished Chair) Đại học West Georgia, Hoa Kỳ.[28]

  • Đinh Tiến Cường - Giáo sư toán học, Đại học Paris 6, Pháp, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam.

  • Nguyễn Tự Cường - Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Toán học, Viện Toán học Việt Nam.

  • Hà Anh Vũ - Honeywell International Center, Hoa Kỳ.

  • Nguyễn Hồng Thái - Giáo sư tại Viện Toán của Đại học Szczecin, Ba Lan.

Kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]


Khác[sửa | sửa mã nguồn]


  • Doãn Minh Cường (khóa 1) - Cựu Trưởng Khối (tương đương Hiệu trưởng) Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội.

  • Nguyễn Thị Ngân - Top 7 Vietnam's Next Top Model 2012.



0 comments: