Thursday 18 October 2018

Quân đội nhân dân Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt



















Quân đội Nhân dân Việt Nam
Vietnam People's Army insignia.png
Huy hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thành lập
22 tháng 12 năm 1944

73 năm, 300 ngày


Các nhánh phục vụ
Vietnam People's Army insignia.png Lục quân Nhân dân Việt Nam (Trực thuộc Bộ Tư lệnh)
Vietnam People's Air Force insignia.png Không quân Nhân dân Việt Nam
Vietnam People's Navy insignia.png Hải quân Nhân dân Việt Nam
Vietnam Border Defense Force insignia.jpg Bộ đội Biên phòng Việt Nam
Vietnam Marine Police insignia.jpg Cảnh sát biển Việt Nam
Sở chỉ huy
Hà Nội, Việt Nam
Lãnh đạo
Tổng tư lệnh
Bí thư Quân ủy Trung ương
Chủ tịch nước Đang bỏ trống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Đại tướng Ngô Xuân Lịch
Tổng Tham mưu trưởng
Thượng tướng Phan Văn Giang
Nhân sự
Tuổi nhập ngũ
18–25 tuổi (18–27 với công dân theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học)
Cưỡng bách tòng quân
24 tháng đối với công dân nam khỏe mạnh
Số quân tại ngũ
482.000[1]
Số quân dự phòng
3.000.000[1]
Phí tổn
Ngân sách
$7,8 tỷ (2013)
Phần trăm GDP
5% (2013)
Công nghiệp
Nhà cung cấp trong nước
Danh sách các nhà cung cấp
Nhà cung cấp nước ngoài
 Nga
 Bulgaria
 Pháp
 Belarus
 Serbia
 Đức
 Nhật Bản
 Hà Lan
 Israel
 Bồ Đào Nha
 Ukraina
 Tây Ban Nha
 Romania
 Ý
 Thụy Điển
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Hàn Quốc
 Hoa Kỳ
 Ấn Độ
 Ba Lan
 Vương quốc Anh
Trước đây:
 Liên Xô
 Tiệp Khắc
 România
 Hungary
 Bulgaria
 Ba Lan
 Đông Đức
 Mông Cổ
Các bài viết liên hệ
Lịch sử
Lịch sử quân sự Việt Nam
  • Chiến tranh Thái Bình Dương: chống lại Đế quốc Pháp và Đế quốc Nhật Bản và các lực lượng ủng hộ Phát-xít Nhật Bản, 1940-1945.

  • Kháng chiến chống Pháp: chống lại cuộc xâm lược của Cộng hòa Pháp với sự trợ giúp của Quốc gia Việt Nam và các lực lượng đồng minh, 1945-1954

  • Kháng chiến chống Mỹ cứu nước: chống lại Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của các lực lượng đồng minh, 1955-1975

  • Chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam và chống diệt chủng tại Campuchia: chống lại Kampuchea dân chủ (tên gọi khác là Khmer đỏ), 1975-1989

  • Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc: chống lại cuộc xâm lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1979

  • Xung đột Việt-Thái nhằm chống Khmer Đỏ và bảo vệ Lào: chống lại dư đảng và quân nổi dậy Khmer Đỏ và Thái Lan, 1979-1989

  • Bảo vệ biên giới Việt-Trung 1979-1990: một loạt các cuộc giao tranh biên giới với CHND Trung Hoa, 1980-1990

  • Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan: ngăn chặn Thái Lan xâm lược đồng minh Lào, 1987-1988

  • Xung đột tại Campuchia: chống lại Norodom Ranariddh, Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh của Việt Nam tại Campuchia, 1997

  • Xung đột tại Lào: chống lại quân nổi dậy Hmong và bảo vệ đồng minh của Việt Nam tại Lào, 1975 đến nay

  • Các xung đột khác: chống lại phiến quân FULRO và Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam
Hạng
Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.[2] Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Ngoài việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.[3]




Danh xưng


Tên gọi "Quân đội nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ". Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là Quân đội nhân dân hoặc Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc lấy tên là "Quân đội nhân dân" với mục đích thể hiện và giữ vững bản chất giai cấp cùng yếu tố dân tộc của quân đội, một yếu tố trọng yếu của quân đội, đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc.[4] Tên gọi qua các thời kỳː[5]


  • Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 năm 1944)

  • Việt Nam Giải phóng quân (tháng 5 năm 1945)

  • Vệ quốc đoàn (tháng 11 năm 1945)

  • Quân đội Quốc gia Việt Nam (tháng 5 năm 1946)

  • Quân đội nhân dân Việt Nam (Từ năm 1950)

Khẩu hiệu


Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là:




Khẩu hiệu được trích từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/1964)[10] vào tối ngày 29/12/1964 tại Nhà khách Bộ Quốc phòng (Hà Nội)[11].

Chú ý không nhầm lẫn với câu "Trung với nước, hiếu với dân", đây là một câu nói khác, được thêu trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho trường võ bị Trần Quốc Tuấn vào năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: "Trung là trung với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân"[12] Ngoài mục tiêu, lý tưởng vì nhân dân phục vụ, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục tiêu, lý tưởng nào khác.[13] Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân, quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ trao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực, tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân, luôn luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần cù, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn được giữ vững và phát triển"[14][15]


Quá trình phát triển


Trước Cách mạng tháng Tám-1945


Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sĩ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, trong Cách mạng Tháng Tám, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.


Kháng chiến chống Pháp cứu nước


Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ. Riêng tại Nam Trung bộ, Nam bộ và cả Tây Nguyên cũng có những tổ chức vũ trang do các giáo phái hoặc các đảng phái quốc gia thành lập và lãnh đạo hợp tác với Việt Minh chống Pháp.

Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam,[16] được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Lực lượng này tồn tại trên toàn quốc, nhiều đội du kích nổi tiếng và còn dư âm đến tận bây giờ, tiêu biểu như du kích Nha Trang, du kích Ba Tơ, Bến Tre... Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự.[17] Ngoài lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, tại miền Nam thời điểm này còn có các đơn vị quân sự khác do các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng chỉ huy. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới").



Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối.


Quân huy Quân đội nhân dân Việt Nam

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam. Quân đội này được thành lập dựa trên Hiệp định quân sự giữa Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp Pháp) bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của chính quyền Bảo Đại. Tuy nhiên, quyền quyết định tối cao trên chiến trường vẫn thuộc về người Pháp.[18]Quân đội Quốc gia Việt Nam tham chiến cùng quân đội Pháp chống lại Quân đội nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy, cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau.[cần dẫn nguồn]


Hầu hết các đơn vị bộ đội chủ lực được thành lập tại Việt Bắc, và từ sau năm 1949, nhiều đơn vị được huấn luyện tại các doanh trại của Trung Quốc ở Vấn Sơn (Wenshan), Long Châu (Long Zhou), Tĩnh Tây (Jing Xi) và Tư Mao (Szu Mao). Họ nhận được các trang thiết bị tốt hơn, các tuyến tiếp vận từ Trung Quốc vào Bắc Kỳ được phục vụ bằng một đội xe tải tăng lên đến gần 600 chiếc vào cuối năm 1953. Bộ đội chủ lực được huấn luyện kỹ lưỡng bởi các chuyên viên huấn luyện giàu kinh nghiệm của Trung Quốc, 261 chuyên viên cũng đã vượt biên giới vào Bắc Kỳ vào tháng 7 năm 1950 để thực hiện nhiệm vụ cố vấn. Gan dạ và được chỉ huy tốt, bộ đội chủ lực tạo thành một đạo quân vận động quy mô lớn dưới quyền trực tiếp của tướng Giáp và các cấp phó của ông.

Đội hình chủ lực đầu tiên là Liên Trung đoàn 308 được thành lập vào tháng 8 năm 1949, bao gồm các trung đoàn 308, 92 và 102. Đến cuối năm 1949, nó trở thành Đại đoàn 308, được bổ sung thêm các trung đoàn 174 và 209, từng được trang bị và huấn luyện tại Trung Quốc. Các sư đoàn bộ đội chủ lực có một phiên chế gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh; trong đó mỗi trung đoàn lại bao gồm 4 tiểu đoàn bộ binh và một đơn vị vũ khí hạng nặng (thông thường là 4 khẩu pháo 75mm, 4 khẩu cối 120mm). Các đơn vị hỗ trợ phát triển chậm chạp, bởi vì hầu hết pháo và cối hạng nặng đều được giữ lại để dành cho đội hình song song của đại đoàn "công pháo" được đánh số là 351. Quân số của sư đoàn ban đầu ở mức khoảng 12.000 người, và sau này được thiết đặt ở mức khoảng 10.000 người. Mỗi tiểu đoàn 800 người có 20 khẩu súng máy, 8 khẩu cối 82mm, 3 khẩu súng không giật 75mm và một số súng ba-dô-ka thêm vào cho các vũ khí loại nhỏ. Đến cuối năm 1951, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thành lập được các sư đoàn sau:[cần dẫn nguồn]

Đại đoàn 304 (gồm các trung đoàn 9, 57, 66 và tiểu đoàn pháo binh 345); Đại đoàn 308 (gồm các trung đoàn 36, 88, 102); Đại đoàn 312 (gồm các trung đoàn 141, 165, 209 và tiểu đoàn pháo binh 154); Đại đoàn 316 (gồm các trung đoàn 98, 174, 176 và đại đội vũ khí hạng nặng 812); Đại đoàn 320 (gồm các trung đoàn 48, 52, 64). Vào cuối năm đó, Đại đoàn 325 cũng được thành lập - ít nhất về mặt hành chính - từ các trung đoàn 18, 95 và 101 ở khu vực Thừa Thiên của Trung Kỳ.

Ngoài ra, còn có các trung đoàn độc lập tại Bắc Kỳ là: 148 (vùng trung du), 42, 46 và 50 (vùng châu thổ sông Hồng), 238 và 246 (bảo vệ các an toàn khu tại Việt Bắc); tại Trung Kỳ có các trung đoàn độc lập là 96, 108 và 803; còn tại Nam Kỳ có Trung đoàn Đồng Nai (các tiểu đoàn 301, 302, 303 và 304), Trung đoàn Đồng Tháp Mười (các tiểu đoàn 307, 309 và 311, hoạt động tại vùng Đồng Tháp Mười), Trung đoàn 300 (khu vực Phú Mỹ), Trung đoàn 950 (cho các chiến dịch đánh Sài Gòn), Trung đoàn Cửu Long (các tiểu đoàn 308, 310 và 312, hoạt động tại vùng Trà Vinh) và Trung đoàn Tây Đô (các tiểu đoàn 402, 404 và 406, hoạt động tại vùng Cần Thơ).

Đến năm 1953, các đơn vị của Đại đoàn Công pháo 351 gồm có: Trung đoàn Công binh 151, Trung đoàn vũ khí nặng 237 (cối 82mm), Trung đoàn pháo binh 45 (lựu pháo 105mm), Trung đoàn pháo binh 675 (sơn pháo 75mm và cối 120mm), và Trung đoàn phòng không 367 (pháo phòng không 37mm và súng máy cỡ đạn 50cal).

Các nguồn tư liệu đưa ra con số khác nhau về quân số của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nhưng vào đầu năm 1947 họ có tổng cộng khoảng 50.000 bộ đội chủ lực, 30.000 bộ đội địa phương và 50.000 dân quân du kích. Vào mùa hè năm 1950, khoảng 25.000 bộ đội địa phương được nâng cấp lên thành bộ đội chủ lực, đem lại cho tướng Giáp khoảng 60 tiểu đoàn chủ lực cho chiến dịch đầu tiên của ông. Những con số ước tính vào các năm kế tiếp như sau: đến cuối năm 1951 có 110.000 bộ đội chủ lực, từ 200.000 đến 250.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích; mùa hè năm 1952 có 110.000 bộ đội chủ lực, 75.000
bộ đội địa phương và 120.000 dân quân du kích; mùa xuân năm 1953 có 125.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 250.000 dân quân du kích[19].



Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam.[20] Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (cối lớn), trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư đoàn 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh). Đại đoàn Bình Trị Thiên (sư 325) của thủ lĩnh Trần Quý Hai được thành lập ở miền trung. Để phù hợp với nhu cầu đánh lớn, đánh mạnh của cả quân đội, lần lượt các đơn vị cấp sư đoàn ở phía nam cũng được thành lập: "Đại đoàn" Ngự Bình 324, đại đoàn Quảng Ngãi 305 ở liên khu V, đại đoàn Đồng Nai 338, đại đoàn Bến Tre 330, cùng một số đơn vị cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập.[cần dẫn nguồn]

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ XX. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) cùng với thành viên Việt Minh (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Thiếu tá Bi-gia, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội nhân dân Việt Nam:
"Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta".[21]


Kháng chiến chống Mỹ


Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam và ngăn chặn đến cùng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Với mục tiêu "đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ", ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, hầu hết quân Giải phóng là người miền Nam, về sau được tăng viện thêm bộ đội hành quân từ miền Bắc vào.


Du kích Nam bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam

Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng, hoặc vi-xi) với Quân đội nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Cách gọi này xuất phát từ động cơ tuyên truyền của Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng tên gọi vùng miền để gây chia rẽ nhân tâm cư dân miền nam, nhằm gây lầm tưởng rằng nhân dân hai miền Việt Nam có sự chia rẽ và đối địch nhau, qua đó biện hộ cho lý do tham chiến của Mỹ là để "bảo vệ Nam Việt Nam" (tương tự như cách gọi Bắc kì - Nam Kì của Pháp trước kia). Nhưng thực tế, cũng như cuộc chiến chống Pháp trước đó, cuộc chiến chống Mỹ của người Việt Nam ngay từ ban đầu đã mang tính chất toàn quốc, với sự tham chiến của cả ba miền. Người miền Nam đã trực tiếp đánh Mỹ ở tuyến đầu, còn miền Bắc chi viện và bổ sung nhân lực cho chiến trường miền Nam. Trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở chiến trường miền Nam và Campuchia, Lào luôn tồn tại tỷ lệ lớn bộ đội có lý lịch quê quán ở miền Nam. Trong hàng ngũ du kích, bộ đội địa phương (chia thành các "huyện đội, tỉnh đội"), tỷ lệ người miền Nam chiếm đại đa số. Trong suốt chiến tranh, nhân dân cả ba miền Việt Nam luôn đoàn kết, ủng hộ và là hậu phương to lớn tiếp sức cho Quân đội nhân dân Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Chính người dân miền Nam đã đóng góp hàng trăm nghìn chiến sĩ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như chịu những hy sinh lớn nhất với 29.220 trong số 44.253 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (chiếm tỷ lệ 2/3) là người miền Nam,[22] huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (cũng thuộc miền Nam) là huyện có nhiều liệt sĩ nhất Việt Nam với 18.773 người.[23] Công trình tiêu biểu về sự can trường của người dân miền Nam chống Mỹ chính là địa đạo Củ Chi, chỉ cách Sài Gòn 70 km; và nhân dân huyện Củ Chi cũng đã có 10 nghìn thanh niên (cả nam và nữ) hy sinh khi chiến đấu trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1955 đến ngày 28/4/1975.


Bộ đội vượt Trường Sơn vào miền Nam.

Chiếc võng Trường Sơn

Về mặt chính trị và lãnh đạo, Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam là một nhưng về pháp lý đây là hai đội quân độc lập. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có lực lượng xuất thân từ mọi miền Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Nguồn gốc của Quân Giải phóng là lực lượng bán vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam (không bị buộc phải tập kết theo Hiệp định Geneva-1954), kết hợp cả bộ phận tăng viện từ miền Bắc cũng như chiêu mộ những người chống Mỹ tại miền Nam, tạo thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cán bộ, chỉ huy và chiến sĩ có cả giọng nói bắc và nam. Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định họ là lực lượng đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam chứ không chỉ riêng vùng miền nào.

Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào",[24] Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã liên tiếp làm phá sản 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Đó là những thắng lợi chiến lược vĩ đại nhất đối với họ. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút các dính líu quân sự khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973.[cần dẫn nguồn] Mất đi sự tham chiến của quân đội Mỹ và viện trợ quân sự dồi dào, chỉ 2 năm sau, hơn 1 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh tan chỉ sau vỏn vẹn 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.

Tướng Lindsey Kiang là một nhà sử học Mỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam. Ông nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ. Ông nói[25]:


Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.

Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ họ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam, bất kể đó là Giải phóng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay quân chính quy từ miền Bắc vào. Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.

Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhất

Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam... một trung sĩ lính thủy đánh bộ nói với bạn tôi rằng: “Thưa ngài, lính Bắc Việt Nam đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. “Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao" - Anh ấy nói.

Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử".[26]

Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương, đứng thứ tư thế giới về số lượng (sau Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ) và tương đương với các nước Đông Nam Á khác cộng lại, cùng với hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số Việt Nam lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1,2,3,4, gần 30 sư đoàn bộ binh, 40 trung đoàn pháo....


Chiến tranh biên giới (1975-1989)


Quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh năm 1979

Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc năm 1979, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm (thập niên 1980) được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 4 thế giới về quân số.

Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực, 8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia. Thời kỳ này, chỉ riêng lực lượng cơ động chiến lược đã có 5 quân đoàn, mỗi quân đoàn bình quân có 4 sư đoàn. Lực lượng mỗi quân khu có ít nhất 5 sư đoàn, riêng quân khu I có trong tay 11 sư đoàn (gồm 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập)... Lực lượng quân tình nguyện ở Campuchia thường xuyên ở mức từ 12 đến 16 sư đoàn, tại Lào thường có 4 sư đoàn. Tổng cộng trong thời kỳ này, quân đội Việt Nam có trong tay từ 70-80 sư đoàn bộ binh, nhiều sư đoàn quân binh chủng.

Tuy vậy, thời kỳ này, một số đơn vị quân đội có hiện tượng duy trì kỷ luật không tốt, có những đơn vị tình trạng chiến sĩ đào ngũ khá phổ biến. Các đơn vị bộ đội tại Campuchia thường chỉ được biên chế 60-70% quân số

Theo C.Thayer, tổng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la.[27] Nhờ đó, trang bị của quân đội Việt Nam rất dồi dào và tương đối hiện đại. Một số tài liệu đánh giá đến năm 1985, riêng không quân đã có đến 1.000 máy bay, lực lượng xe tăng, xe thiết giáp có 3.000 chiếc.

Đây là giai đoạn Quân đội nhân dân Việt Nam được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực, có lực lượng thiện chiến, quân số đông, kỹ năng tác chiến cao. Tuy chính sách của nhà nước Việt Nam không tiến hành đe dọa an ninh với các nước trong khu vực nhưng việc quân đội Việt Nam có quân số đông cùng với việc đóng quân ở Campuchia và Lào đã khiến các nước Đông Nam Á nhất là Thái Lan lo sợ một cuộc xâm lược lớn từ Việt Nam. Tuy nhiên việc duy trì lực lượng quân đội lớn tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này, quân đội Việt Nam tiếp tục tham chiến tiêu diệt tàn quân du kích Khmer Đỏ của Campuchia; đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của Trung Quốc, đồng thời cũng có nhiều đợt xung đột với Thái Lan.


Thời kỳ cải cách mở cửa (từ 1986- nay).


Đợt cắt giảm đầu tiên là vào năm 1987, quân đội Việt Nam đã giảm hơn 600.000 quân, giải thể toàn bộ các quân đoàn của quân khu, chế độ nghĩa vụ quân sự không còn gắt gao như trước, thời gian thực hiện nghĩa vụ giảm từ 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm đối với hạ sĩ quan và 2 năm với chiến sĩ. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và rút quân khỏi Campuchia tạo điều kiện cho Việt Nam giảm số quân trường trực. Gần 30 năm tiếp theo, quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, chuyển nhiều đơn vị sang thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng, giảm số đơn vị sẵn sàng chiến đấu chuyển sang dự bị động viên. Thời gian nghĩa vụ quân sự từ năm 2003 giảm xuống còn 2 năm với hạ sĩ quan chỉ huy, kỹ thuật và 18 năm với chiến sĩ, đến năm 2015 áp dụng đều 2 năm với tất cả quân nhân nghĩa vụ. Tỷ lệ tuyển quân bình quân đạt 0,15-0,16% dân số.

Theo một số ước tính bên ngoài, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ trên khắp đất nước.

Theo số liệu do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố ngày 30/9/2013 cho tùy viên quốc phòng, tùy viên quân sự các nước thì lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.[28]

Ước tính tương đối quân đội Việt Nam hiện nay có khoảng 600.000 quân nhân, Quân đội gồm ba nguồn: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ nghĩa vụ. Một ước tính định lượng cho thấy: Lực lượng chiến sĩ nghĩa vụ hàng năm tuyển từ 140.000-150.000 người, với thời hạn tại ngũ thời bình là 2 năm do đó sẽ có gần 300.000 lính nghĩa vụ tại ngũ. Số học viên sĩ quan được tuyển dụng hàng năm khoảng từ 6.000-7000 người, thời hạn tại ngũ bình quân là 35 năm, số sĩ quan tại ngũ ước tính khoảng 200.000 người. Quân nhân chuyên nghiệp chủ yếu ở các quân binh chủng, tổng cục, nhà máy, có quân số khoảng 120.000-150.000 người. Tổng lực lượng khoảng trên 600.000 người.

Một cách ước tính khác theo tổ chức quân đội: Bộ đội địa phương (Tỉnh, huyện) có khoảng 100.000 người. Bộ đội chủ lực thuộc 4 quân đoàn, 7 quân khu, 1 bộ tư lệnh khoảng 200.000-240.000 người. Bộ đội chủ lực thuộc các cơ quan chỉ huy, các viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn, Tổng cục, Nhà trường khoảng 100.000 người. Bộ đội thuộc các quân, binh chủng khoảng 230.000 người (Hải quân khoảng 50.000, phòng không - không quân: 60.000; biên phòng: 60.000; cảnh sát biển: 20000, các binh chủng trực thuộc: 40.000). Tổng quân số không dưới 600.000 người.

Nhìn chung, tuy đã cắt giảm nhiều xong Quân đội Việt Nam vẫn là một trong những lực lượng vũ trang lớn trên thế giới, nhưng tính chung lực lượng sẵn sàng chiến đấu không nhiều, phần lớn là các đơn vị khung thường trực. Riêng về bộ binh: cả nước có 38 sư đoàn bộ binh, nhưng số sư đoàn đủ quân chỉ có 11 sư đoàn, các sư đoàn khác được tổ chức theo mô hình rút gọn (chỉ có 1 trung đoàn thường trực, 2 trung đoàn khung), thậm chí chỉ là sư đoàn dự bị động viên, sư đoàn khung thường trực. Bộ đội địa phương có hơn 70 trung đoàn bộ binh nhưng hầu hết là các trung đoàn khung thường trực, chỉ có một số tỉnh biên giới trọng điểm mới có trung đoàn rút gọn (1 tiểu đoàn đủ quân và 2 tiểu đoàn khung). Trong tình huống xảy ra chiến tranh, để biên chế đầy đủ toàn bộ các đơn vị khung thường trực trong cả nước, cần ít nhất 1,2 triệu quân tại ngũ.


Hiện đại hóa từ năm 2000 đến năm 2016


Với sự phát triển kinh tế trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh và hiện đại hóa quân đội. Hiện đại hóa quân đội là tư tưởng chỉ đạo qua hai khóa Đại hội Đảng năm 2001-2006, 2006-2011. Từ năm 2012 đến năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành một trong 3 nước nhập khẩu vũ khí của Nga nhiều nhất. Là một thành viên của ASEAN, thực lực quân sự của Việt Nam được các nước trong ASEAN rất coi trọng. Hiện nay, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam chưa được hoàn thiện, nhưng Hải, Lục, Không quân Việt Nam vẫn có một số vũ khí hiện đại. Hơn nữa với kinh nghiệm của mình trong các cuộc chiến tranh đã trải qua, Việt Nam được đánh giá là có lực lượng quân đội thiện chiến nhất trong khu vực, có thể hành động hiệu quả khi xung đột vũ trang xảy ra.[29] Tới năm 2016, quan hệ quân sự Việt-Mỹ thực sự được bình thường hóa khi phía Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.[30]


Hiện đại hóa từ năm 2016 đến nay


Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh, hiện đại hóa quân đội, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quốc phòng trao đổi kinh nghiệm và học thuật với các nước khác, hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng và tiếp tục mua vũ khí, trang thiết bị quân sự từ các nước (Nga, Nhật, Mỹ,....) để bảo vệ đất nước và toàn bộ vùng biển của Việt Nam. Việt Nam đang phấn đấu trở thành 1 trong những lực lượng quân sự mạnh và quan trọng ở Châu Á và ASEAN


Tham chiến


Các cuộc chiến tranh


Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu liên tục từ 1944 đến 1989 với 5 trong số các cường quốc trên thế giới bao gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc:


Các trận đánh/chiến dịch quan trọng


Các tướng lĩnh tiêu biểu


  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

  2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên

  3. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu Trưởng đầu tiên

  4. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng (1978-1986)

  5. Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Nước

  6. Đại tướng Chu Huy Mân, Phó Chủ tịch Nước

  7. Đại tướng Nguyễn Quyết, Phó Chủ tịch Nước

  8. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân

  9. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam

  10. Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

  11. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ - Trung tướng đầu tiên

  12. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, tư lệnh Binh đoàn 559, Phó Thủ tướng.

  13. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên

  14. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

  15. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên

  16. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân

  17. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam

Tổ chức


Xem thêm bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam


  • Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng. Cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.

  • Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng.

  • Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị.

  • Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.

Nhiệm vụ


Quân đội nhân dân Việt Nam có 03 nhiệm vụ, bao gồm: chiến đấu, công tác phục vụ nhân dânsản xuất để hoàn thành mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của Tổ quốc, bảo vệ bản sắc dân tộc.[31]


Chiến đấu


Đây là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức có hai thành phần:


  • Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang

  • Ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.[32]

Hướng tổ chức là tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.[31]


Công tác phục vụ nhân dân


Trong công tác, Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, thực sự là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân. Quân đội còn có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật. Bên cạnh đó, quân đội là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.[32] Công tác tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân luôn được quân đội coi trọng. Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách hậu chiến là một trong các trụ cột trong công tác quân đội. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.[31] Để hoàn thành nhiệm vụ công tác phục vụ nhân dân, quân đội có các phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Hành trình Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, “Mái ấm cho người nghèo biên giới, hải đảo”, “Trái tim cho em”; khám, chữa bệnh miễn phí; thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo...[33]


Sản xuất


Các đơn vị quân đội đã tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật..., đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được một số loại vũ khí, trang bị khí tài phù hợp, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước... Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.[34]

Quân đội có vai trò xung kích, nòng cốt trong tham gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, đảo, với trọng tâm là triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng (KT-QP). Đến nay, Quân đội đã xây dựng được 23 khu KT-QP với diện tích hàng triệu ha nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững cho hàng nghìn hộ dân định cư sinh sống lâu dài, hình thành thế bố trí chiến lược mới trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Các khu KT-QP là nhân tố quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước. Doanh nghiệp quân đội ngoài phục vụ các mục tiêu quân sự còn phục vụ nhu cầu dân sự, tiến hành đầu tư trong và ngoài nước.[35] Quân đội sản xuất xây dựng kinh tế nhằm góp phần gìn giữ năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao năng lực chiến đấu cho Quân đội và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách quốc phòng. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuần kinh tế của Quân đội không được hưởng bất kỳ ưu tiên nào từ Nhà nước và nền Quốc phòng Việt Nam cũng không dùng ngân sách tài trợ cho doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp hoàn toàn phải tự bươn chải... Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng khối các doanh nghiệp Quân đội có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp quân đội là một bộ phận trong chiến lược "hướng ra biển lớn" của Việt Nam và đối với các doanh nghiệp có chức năng làm kinh tế thuần túy sẽ được cổ phần hóa.[36]


Chủ trương quân đội làm kinh tế quốc phòng


Về chủ trương quân đội làm kinh tế quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng giải thích là nói một cách đầy đủ là “quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế”. Kinh tế ở đây là kinh tế quốc phòng, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế-xã hội đất nước, như thế mới đầy đủ. Từ khi thành lập quân đội, Bác Hồ đã dạy: “Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất”. Mỗi thời kỳ có hình thức khác nhau, mô hình khác nhau, mức độ khác nhau tùy theo phát triển kinh tế-xã hội, tình hình đất nước. Hiện nay, quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là sản xuất trực tiếp ra sản phẩm quốc phòng, vũ khí trang bị, đạn, súng, thuốc nổ, những thứ mà quân đội nào cũng phải có. Thứ hai là, các đoàn kinh tế-quốc phòng ở vùng biên giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy tại biên giới, lực lượng quân đội vừa là lực lượng tham gia sản xuất, vừa phòng thủ biên giới, đặc biệt khi người dân đi sơ tán chiến tranh. Quân đội cũng là lực lượng tham gia xây dựng các công trình khó khăn mà lực lượng dân sự không làm được. hứ ba, doanh nghiệp quân đội là những doanh nghiệp đi đầu về khoa học công nghệ, lấy phát triển khoa học công nghệ để áp dụng sản xuất vũ khí, trang bị của quân đội. Những doanh nghiệp đó đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đồng thời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đưa ra khái niệm "lưỡng dụng" trong kinh tế quốc phòng. Theo đó, trong thời chiến, hệ thống sản xuất của quân đội sẽ phục vụ nhiệm vụ chiến đấu. Trong thời bình, với tiềm lực khoa học-công nghệ trong tay, quân đội sẽ áp dụng các khoa học-công nghệ đó phục vụ các đời sống dân sự của nhân dân cũng như tận dụng khấu hao của máy, để nâng cao tay nghề và giữ người lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật. Ý nghĩa của lưỡng dụng còn bao hàm việc sản xuất các sản phẩm dựa trên sự điều tiết theo cơ chế thị trường, có sản phẩm mới, nhu cầu mới. Việc áp dụng nền công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng là điều phổ biến trên thế giới. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết thêm Quân ủy Trung ương đã quy hoạch xong hệ thống doanh nghiệp trong quân đội với một số yêu cầu. Thứ nhất, doanh nghiệp quân đội phải là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng kết hợp làm kinh tế, không có doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần. Thứ hai, doanh nghiệp quân đội phải tổ chức chặt chẽ theo đúng mô hình tái cơ cấu Chính phủ quy định. Thứ ba, doanh nghiệp quân đội phải làm theo đúng luật, đúng quy định, không có biệt lệ, đóng thuế, báo cáo như doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư, doanh nghiệp quân đội không được lợi dụng vị thế quân đội để làm những điều không đúng.Những doanh nghiệp nào thực sự cần thiết, làm ăn đứng đắn, tuân thủ luật pháp thì mới được tồn tại. Cái này không dễ dàng nhưng quân đội quyết tâm làm và phải làm nhanh.[37]


Lãnh đạo


Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Chủ tịch nước có vai trò là Thống lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh thông qua Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về nhiệm vụ Quốc phòng, An ninh.

Các chức vụ cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.

Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.

Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Trung ương và Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là 2 cơ quan chức năng trực thuộc ngành Tư pháp và Kiểm sát hoạt động trong quân đội.


Cấp bậc quân hàm


Xem thêm: Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo Lệnh số 32/2014/L-CTN ngày 09/12/2014 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc công bố Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2014, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:

Màu viền của quân hàm thể hiện các quân chủng:


  • Lục quân: màu đỏ tươi

  • Phòng không - Không quân: màu xanh da trời

  • Hải quân: màu tím than

Màu nền là màu vàng.


  • Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.

  • Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng nhưng có màu nền là màu xanh nước biển.

Phù hiệu


Theo quy định năm 2009 thì Quân đội nhân dân Việt Nam có 25 loại phù hiệu ngành, quân chủng, binh chủng sau đây:


  • Binh chủng hợp thành - Bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo. Khẩu súng và thanh kiếm có màu vàng trên nền phù hiệu hình chữ nhật có màu đỏ.

  • Cơ giới: hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng.

  • Tăng - Thiết giáp: hình xe tăng nhìn ngang.

  • Pháo binh: hình hai nòng pháo thần công đặt chéo.

  • Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen.

  • Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng.

  • Thông tin: Hình sóng điện.

  • Biên phòng: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, dưới hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới quốc gia.

  • Phòng không - Không quân: hình sao trên đôi cánh chim.

  • Nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở.

  • Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây.

  • Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ.

  • Radar: hình cánh ra-đa trên bệ.

  • Hải quân: hình mỏ neo.

  • Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Cánh sát biển: hình tròn, xung quanh có hai bông lúa dập nổi màu vàng, ở giữa có hình mỏ neo màu xanh dương và chữ CSB màu đỏ.

  • Hậu cần - Tài chính: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa.

  • Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trong hình tròn.

  • Kỹ thuật: hình com-pa trên chiếc búa.

  • Lái xe: hình tay lái trên nhíp xe.

  • Quân pháp: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo.

  • Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo.

  • Thể dục thể thao: hình cung tên.

  • Văn hóa nghệ thuật: hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.

Trang phục


Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ra Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam cũng sử dụng quân phục mới kiểu K-08.[38]


Vũ khí, khí tài quân sự


Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ (Do năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Sài Gòn trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc...[39]

Trong suốt Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.

Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quân và không quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.

Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cũ (Nga, các nước Đông Âu) và Ấn Độ.


Trang bị của Quân chủng Lục quân


Xe tăng, Pháo tự hành


Xe tăng T-55 và bộ binh tham gia huấn luyện

Vũ khí dự bị


Xe bộ binh


Bộ đội Hải quân tại Trường Sa năm 2009

Vũ khí dự bị


Súng cối - Pháo


Vũ khí dự bị


Tên lửa chống tăng


Tên lửa đạn đạo


Vũ khí bộ binh


Súng ngắn


Súng trường


Súng tiểu liên


Súng bắn tỉa


Súng máy hạng trung và nặng


Súng phóng lựu


Khác


Vũ khí dự bị


  •  Hoa Kỳ Browning Hi-Power Súng ngắn 9x18 mm

  •  Hoa Kỳ Smith & Wesson Model 10 Súng ngắn.38/200

  •  Liên Xô Nagant M1895 Súng ngắn ổ xoay

  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 26 Súng ngắn ổ xoay

  •  Đế quốc Nhật Bản Nambu Shiki 14 Súng ngắn

  •  Đế quốc Nhật Bản Type 100 Súng tiểu liên

  •  Pháp MAT-49 Súng tiểu liên

  •  Hoa Kỳ Thompson Súng tiểu liên.

  •  Hoa Kỳ M3 Grease Gun Súng tiểu liên

  •  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Sten Súng tiểu liên

  •  Đức Quốc xã MP-40 Súng tiểu liên

  • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam K-50M súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43)

  •  Liên Xô PPSh-41 Súng tiểu liên

  •  Liên Xô PPS-43 Súng tiểu liên

  •  Liên Xô Mosin Nagant Súng trường chiến đấu.

  •  Liên Xô SVT-40 Súng trường chiến đấu

  •  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lee-Enfield Súng trường chiến đấu

  •  Đức Quốc xã Karabiner 98k Súng trường chiến đấu

  •  Hoa Kỳ M1903 Springfield Súng trường chiến đấu

  •  Hoa Kỳ M1 Súng Carbine

  •  Hoa Kỳ M1 Garand Súng trường chiến đấu

  •  Hoa Kỳ M14 Súng trường chiến đấu

  •  Đế quốc Nhật Bản Arisaka kiểu 99 Súng trường chiến đấu

  •  Đế quốc Nhật Bản Arisaka kiểu 38 Súng trường chiến đấu

  •  Pháp MAS-36 Súng trường chiến đấu

  •  Pháp MAS-49 Súng trường chiến đấu

  •  Liên Xô Maxim M1910 Súng máy hạng nặng 7,62 mm

  •  Liên Xô SG-43 Súng máy hạng nặng 7,62mm

  •  Liên Xô DS-39 Súng máy hạng nặng 7,62mm

  •  Hoa Kỳ M1919 Súng máy hạng nặng 7.62mm

  •  Hoa Kỳ Browning M1917 Súng máy hạng nặng 7.62mm

  •  Hoa Kỳ Browning M2 Súng máy hạng nặng 12,7 mm

  •  Hoa Kỳ M1918 BAR Súng máy cá nhân 7,62 mm

  •  Hoa Kỳ M60 Súng máy cá nhân 7,62 mm

  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 11 (LMG) Súng máy cá nhân 6,5 mm

  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 99 (LMG) Súng máy cá nhân 7,7 mm

  •  Pháp FM 24/29, súng máy cá nhân 7,5 mm

  •  Liên Xô DP Súng máy cá nhân 7,62mm

  •  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Bren Súng máy cá nhân 7,62 mm

  •  Đức Quốc xã MG-34 Súng máy cá nhân 7,92mm

  •  Đức Quốc xã MG-42 Súng máy cá nhân 7,92mm

  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trung Quốc Type 69 RPG Súng phóng lựu chống tăng.

Trang bị của Quân chủng Phòng Không-Không Quân


Máy bay



Tên lửa



Vũ khí loại bỏ


Trang bị của Quân chủng Hải quân


Tàu ngầm - Tàu chiến


Tên lửa phòng thủ bờ biển


Tên lửa chống hạm


Ngư lôi


Thủy lôi


Các lớp tàu ngừng sử dụng


Hành khúc thường được sử dụng khi duyệt binh


Tham khảo



  • Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2004.

  • 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2004.

  • Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1 và Tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1994.

  • Lịch sử Quân sự Việt Nam, 14 Tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HN, 1996, 2013, 2014.

  • Lịch sử Tư tưởng Quân sự Việt Nam, 5 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, HN, 2014.

  • Lịch sử Công tác Đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2002.

  • Lịch sử Tổng cục Kỹ thuật (1974-2014), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.

  • Lịch sử Tổng cục Chính trị (1944-2014), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.

  • Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2015.

  • Bộ Tổng Tham mưu những năm chiến đấu trong vòng vây, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN, 2011.

  • Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam Tập 1, Tập 2, Tập 3, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN 2009, 2010, 2011.

  • Lịch sử Quân giới Việt Nam (1954-1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1995.

  • Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2007.

  • Lịch sử Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1999.

  • Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN, 1996.

  • Những vị tướng lừng danh trong Lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.

  • Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, HN, 1995.

  • Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2002.

  • Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 1954-1975, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1992.

  • Việt Nam những sự kiện 1945-1986, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, HN, 1990.

Xem thêm



Liên kết ngoài


Chú thích




  1. ^ a ă International Institute for Strategic Studies (3 tháng 2 năm 2014). The Military Balance 2014. Luân Đôn: Routledge. tr. 287–289. ISBN 9781857437225. 

  2. ^ http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOLdHP2CLJwMHQ38zT0sDDyNnZ1NjcOMDQ2cDIAKIoEKDHAARwNC-sP1o8BKnN0dPUzMfQwMLHzcTQ08HT1CgywDjY0NHI2hCvBY4eeRn5uqX5AbYZBl4qgIAMIPlg0!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

  3. ^ http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/muoi-loi-the-danh-du-cua-quan-nhan-412982

  4. ^ http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/bai-1-danh-xung-mang-tinh-bieu-tuong-van-hoa-quan-su-413925

  5. ^ “Ý nghĩa tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”. 

  6. ^ Lời Hồ Chủ tịch trong tiệc chiêu đãi trọng thể do Bộ Quốc phòng tổ chức, trang 1, Báo Quân đội nhân dân số 1456, ngày 23/12/1964

  7. ^ “Tạp chí Cộng sản”. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014. 

  8. ^ Trung với Đảng, hiếu với dân: Truyền thống cực kỳ quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trương Nguyên Tuệ, 25/12/2012, Báo điện tử Quân đội nhân dân

  9. ^ Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1964). Chú ý không nhầm với câu "Trung với nước, hiếu với dân" trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho trường võ bị Trần Quốc Tuấn vào năm 1946.

  10. ^ http://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/loi-cua-bac-mai-vang-vong-424678

  11. ^ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=19329&print=true

  12. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản CTQG. H. 2011, tr. 126

  13. ^ http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Quan-doi-ta-mai-tan-trung-voi-Dang-tron-hieu-voi-dan-post164271.gd

  14. ^ http://www.bqllang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1961:d-o-d-c-trung-v-i-d-ng-hi-u-v-i-dan-c-a-quan-d-i-theo-tu-tu-ng-c-a-ch-t-ch-h-chi-minh&catid=106&Itemid=771&lang=vi

  15. ^ https://tennguoidepnhat.net/2012/07/24/trung-voi-dang-hieu-voi-dan/

  16. ^ Sắc lệnh 71/SN về tổ chức Quân đội Quốc gia Việt Nam[liên kết hỏng]

  17. ^ Đại cương lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, dẫn tại[liên kết hỏng]

  18. ^ “A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952”. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014. [nguồn không đáng tin?]

  19. ^ French Indochina War 1946-1954,Osprey Publishing,Men-at-Arms 322, 1998

  20. ^ Organisation militaire Viêt Minh, Etat du Viêtnam, Ministère de la Défense Nationale, Etat-Major Général, 2e Bureau, N°09266/T.T.M/2-S, S.P. 4.002, le 15 sep 1953, SHAT 10H990

  21. ^ Phim tài liệu: Việt Nam, cuộc chiến tranh mười ngàn ngày. Michael McLair. Tập 1

  22. ^ Bảng vàng Bà mẹ Việt Nam anh hùng Thành phố Hồ Chí Minh, Trầm Hương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh[liên kết hỏng]

  23. ^ “Đến với Điện Bàn-huyện có nhiều liệt sĩ nhất nước”. Thông tấn xã Việt Nam. 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014. 

  24. ^ Thơ chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969

  25. ^ “Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào?”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016. 

  26. ^ Kinnard, Douglas, The War Managers. Wayne NJ: Avery Publishing Group, 1988. tr. 67

  27. ^ Carlyle A. Thayer, The Soviet Union and IndoChina, IV World Congress for Soviet & East European Studies, Harrogate, England, July 21–26, 1990.

  28. ^ Giới thiệu về "Hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam" với đoàn Tùy viên quân sự các nước, Báo Quân đội nhân dân, Thứ Hai, 30/09/2013

  29. ^ “Báo Trung Quốc bàn tán về hiện trạng của Quân đội Việt Nam 3/2014”. 

  30. ^ “Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016. 

  31. ^ a ă â http://www.vietnamplus.vn/ba-chuc-nang-co-ban-cua-quan-doi-nhan-dan-trong-thoi-binh/293226.vnp

  32. ^ a ă http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/bai-2-doi-quan-chien-dau-cong-tac-va-san-xuat-413933

  33. ^ http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZPLjqJQFEW_xQ8wHOAK3iHPCwgol6dMCL4onoqoBX59WZ1Oz6pr0l1nj06yk5U12EzKJEza5Y-yyG_lucubzz8VMl1y6VJmJVizhg4m73l86AMHIDAxkwTb91EdnEKV1BOUpEpDiSBhXxNcFpRc80gzejzeWV84ivE7SpKNN1ZXo9zYHc5TR1TYSduPjxsR5mLbs5lyxXe2GeuyVxU9LLemf-xq7RwvxE7X5PKR5WSHonHCmJYy6zSmNFjlZb8iXR-l8kpT5uLidBqkHebizfts9pLYviTgi5Pge8f0V0UhkoFEG2BpkwWYkhFS7PE8SPzvwl8Q21dB_BJCEBMwCaDMr6aL-ayftIIJfNUBP4hcANYKqh11w3p0bq7r2tSBGji_vk-udh9d24QAB5tDRENZUufh3Pa-Ay5-Gij8byBZfwKtwFr4a48Djv9pQ_GfAy0mLZrz7rXDKNheZPXsFNprZKglmxU7VGbHWaLHyZHseLZ1K044i5Ouz9s40CyC7L2IFOkQ5Rwfr68hUMF8e1uBumjp5DncEzUB5wX0IVb7BDfmRpdlP_OfBjLTPMpoIw4Oup1Qn-FBCCKb1XocO49ouxqRNqjtLjzo-vFwAR8dNNhBleoKmjGucW6PzKV92AJdsn_CF7MP39hwhA!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

  34. ^ http://baotintuc.vn/xa-hoi/quan-doi-thuc-hien-tot-ba-chuc-nang-trong-thoi-binh-20141203223102501.htm

  35. ^ http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZXJjqNIFEW_JT_AIsxoL5nneWaTYjJmxhiDzdcX7k611FUqe1OVxApxr068y4sXUAQFUNTFc1nEU9l3cfN8j_BPjtSsA7Ungb4XOCAipom4NoABwDdBuAlonhRQQgHgoPAYEEnBtY4mggAS-ckPxM1PUQA-CizQDRjyocAJlztzFReGZE7LxFjpWblSzK5BfJFw7cmS-b6Z6wNHH41MCVPHmUN0ag0-NasRoPnirYW0Q2SQEOsNq4hP-bTGg6OtREavskdLrG1ylBWf8evebsSqO40Gl2aWad8ivZaHtLD6QeZudMe0Y9zIbanP0-lUkxcaZQLy4-OrRvCbhwTvavzX_0LwJmMfil4iGPhL8Oo3_CN4UUO4CYjfbxKBHCioQvjI9OLCsfHpngp3eLr6cCXTIC0LlvEs3z0rJSaLlsF2h7zhAuoRzbfDFcNoNdKMqTuvvM9kmwXmkws_ERdcwIl2Oc4WgqaZu6uVi9urg0KeDPpe9iZ7KdaiH-02ZxVQdfNoYdKsYTfuMpZiHIbMKujixaTCaySVnZEdtaabiPQK93kSX4yk0Y9Iaq1ktnULxfiqQdeqTB1EwHqdFNNq6oK6MLgEZ4M7BbQV8aPCbPj46o1HcxAEQASL2X-8CQeDn-EA9NOuHoO41qtVrSasVTIgKRnn6raVxr4t80S61c3wsGOcOketHdZDtH2K6pjfja1e9j3J0skZe7bcG-D-u4HINwMV8MeBEhQVTZ9sQ81zwoF69jH7nDgtb9hEzsa3QQHcnCiuRPfZoJXjMTjk0hANklUQgy7ONU1x1pj4-QkeyaZnwBQvgryiMAWLreOhGBl612a8SLfz7lFSFwYE4cgwhKCy_RFVRA7bNcZBy2aL1zVeYD-pEPn0-XYvCD28n3M11Ft4798w7bCEmYYvANKEvs1_ier_A4JHf4kKLA-VSREVgBU4njwxjq-59d7OJE2tN0vlrurqKXbdP-xK3KuZY2Se5VIkOVI3oL4DYt8NxP82kNefQMmRMFs3YQAj310h8ceB_nbpvJzn_ph3WT5CQ-vOsoJbwhr8t3J-br_WSm6H5wdDLU2r/dl4/d5/L3dHQSEvUUtRZy9nQSEh/

  36. ^ http://www.ckt.gov.vn/index.php?route=cms/article&article_id=36

  37. ^ http://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/quan-doi-luon-hanh-dong-vi-loi-ich-cua-dat-nuoc-cua-nhan-dan-512033

  38. ^ Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg[liên kết hỏng]

  39. ^ [1]

  40. ^ Việt Nam cải tiến tên lửa đạn đạo Scud

  41. ^ http://ttvnol.vcmedia.vn/images/56601/h39_1334736483.jpg

  42. ^ http://www.mediafire.com/conv/05864bfe0e112bb816675a3fcc9480c6a2de72bfce2a260ed1e9943507fa059c6g.jpg

  43. ^ Chế thử thành công súng phóng lựu cầm tay

  44. ^ “HugeDomains.com”. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015. 


0 comments: