Bảo tàng Mikhail Yuryevich Lermontov ở Taman
Mikhail Yuryevich Lermontov (tiếng Nga: Михаи́л Ю́рьевич Ле́рмонтов, 15 tháng 10 năm 1814 – 27 tháng 7 năm 1841) – nhà thơ, nhà văn Nga. Là nhà thơ lớn của Nga sau Aleksandr Pushkin.
Mikhail Yuryevich Lermontov sinh ở Moskva trong một gia đình có gốc gác từ Scotland. Mẹ mất sớm nên Lermontov được bà ngoại nuôi dạy. Từ nhỏ đã thông thạo tiếng Pháp, tiếng Đức. Năm 1825 bà ngoại đưa Lermontov đi về vùng Kavkaz. Ký ức tuổi thơ trước phong cảnh thiên nhiên của vùng Kavkaz in đậm trong nhiều sáng tác của ông. Năm 1827 trở lại Moskva, Lermontov vào học tại học xá Moskva, đến năm 1830 học xá trở thành gymnazy thì nghỉ học, sau đó vào học Đại học Moskva nhưng hai năm sau lại nghỉ học. Theo lời khuyên của một người bạn, Lermontov vào học trường võ bị Sankt Peterburg. Sau khi tốt nghiệp đi về vùng Kavkaz phục vụ. Thời gian ở Kavkaz, trong một vụ xích mích với Martynov, người trước đây từng là bạn học ở trường võ bị, đã quyết định đấu súng và bị giết chết.
Cuộc đời của Lermontov chỉ vỏn vẹn có 27 năm nhưng di sản thơ ca mà ông để lại cho đời vô cùng to lớn. Lermontov giữ một vị trí đặc biệt trong thơ ca Nga.
Nhà phê bình Belinsky viết: "Trong thơ của Lermontov là tất cả sức mạnh, là tất cả yếu tố để làm nên cuộc đời và thơ ca: một sức mạnh bền vững của tâm hồn, sự nhún nhường của than vãn, mùi hương của lời cầu nguyện, một sự khích lệ như sóng gió ba đào, một nỗi buồn tĩnh lặng, một nỗi trầm tư dịu dàng, những lời thở than kêu hãnh, những tiếng kêu la tuyệt vọng, vẻ đằm thắm bí huyền của tình cảm, những ước mong táo bạo không thể ngăn kìm, sự trong trắng trinh nguyên, những bệnh tật của xã hội, những bức tranh của thế giới, những lời quở trách của lương tâm, sự hối hận đến mủi lòng, sự thổn thức của đam mê và những giọt nước mắt lặng lẽ rót vào sóng gió của con tim, sự hoan hỉ của tình, lo âu của ngày ly biệt, niềm vui của ngày gặp mặt, sự coi khinh vẻ đơn điệu của đời thường, sự khát khao điên cuồng của vẻ hân hoan, một lòng tin cháy bừng như ngọn lửa và nỗi khổ của sự trống vắng trong tâm hồn, tiếng kêu than xua đi cảm giác về một cuộc đời đang chết lặng, chất độc của phủ nhận, vẻ lạnh lùng của mối nghi ngờ, ác quỷ ngạo mạn và đứa bé ngây thơ, vẻ ngang tàng của kẻ rượu chè và cô gái ngây thơ trong trắng – tất cả, tất cả trong thơ này: và bầu trời, và mặt đất, và thiên đàng, và địa ngục".
Với vẻ phong phú về ý tưởng và mô-típ kể trên, có thể chia sáng tác của Lermontov thành 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đến năm 1835 và giai đoạn thứ hai là những năm còn lại của cuộc đời thơ ngắn ngủi. Ở giai đoạn đầu Lermontov sáng tác bằng trí tưởng tưởng, bằng cảm nhận về thế giới xung quanh mình: sự đấu tranh không khoan nhượng của hai mặt đối lập giữa trời và đất, qua đó nhìn ra nguyên nhân của bi kịch cuộc đời mình. Giai đoạn thứ hai nhà thơ đã gần hơn với thực tế qua sự với tiếp xúc nhiều với những con người và đời sống xã hội. Như một người theo thuyết nhị nguyên luận, nhà thơ cảm nhận vẻ hai mặt của con người "trong khoảng trung gian kinh hoàng giữa hai cuộc đời".
Tiếng Nga:
I. Издания
- "Герой Нашего Времени", части I-II, изд. И. Глазунова (СПб., 1840);
- "Стихотворения М. Лермонтова" (СПб., 1840);
- "Сочинения Лермонтова", тома I-II, изд. А. Смирдина (СПб., 1847);
- "Сочинения Лермонтова, приведенные в порядок и дополненные С.С. Дудышкиным", тома I-II, изд. А.И. Глазунова (СПб., 1860);
- Сочинения Лермонтова", под ред. П.А. Ефремова, изд. "Новое Время" (СПб, 1880).
- "Жизнь и творчества Лермонтова", П.А. Висковатова (М., 1889-1891).
- "Сочинения М.Ю. Лермонтова", под редакцией и с примечаниями И.М. Болдакова, тома I-V, (М., 1891).
- "Полное собрание сочинений Лермонтова", под ред. Арс. И. Введенского, тома I-IV, (СПб., 1903).
- "Полное собрание сочинений М.Ю. Лермонтова", под ред. Д.И. Абрамовича, *"Академическая библиотека русских писателей", издание Академии Наук (СПб., 1910-1912).
II. Биографические сведения
а) Ранние годы. "Воспоминания А.П. Шан-Гирея" ("Русское Обозрение", 1890, кн. VIII); "Заметки и воспоминания художника-живописца - М.Е. Меликова" ("Русская Старина", 1896, кн. VI); "Воспоминания" А.М. Миклашевского ("Русская Старина", 1884, кн. XII); П.Ф. Вистенгофа ("Исторический Вестник", 1884, кн. V); "Записки" Я.А. Хвостовой (рожд. Сушковой), изд. М.И. Семевским (СПб., 1871; критический отзыв о них сестры автора Е.А. Ладыженской, "Русский Вестник", 1872, кн. II). b) Годы юнкерства и военная служба. "Воспоминания Миклашевского"; А. Меринский ("Русский Мир", 1872, No. 205); Н.С. Мартынов "Русский Архив", 1893, II [8]; "Исторический очерк Николаевского Кавалерийского училища" (СПб., 1873); В. Потто "История 44-го драгунского Нижегородского полка" (т. IV); Д.В. Ракович "Тенгинский полк на Кавказе" (Тифлис, 1900). с) Литературно-общественные отношения. "Записки" А.О. Смирновой (ч. II, СПб., 1897); "Воспоминания" Н.М. Сатина ("Почин". Сборник Общества любителей российской словесности на 1895 г.); М.Н. Лонгинова ("Русская Старина", 1873, кн. III и IV); графини Е.П. Ростопчиной ("Русская Старина", 1882, кн. IX); Фр. Боденшедта ("Современник", 1861, кн. II, стр. 326); И.И. Панаева ("Современник", 1861, кн. II, стр. 656-663); графа В.А. Соллогуба ("Исторический Вестник", 1886, кн. IV-VI); князя А.В. Мещерского ("Русский Архив", 1900, No. 9, стр. 80-81); А.Я. Головачевой-Панаевой ("Исторический Вестник", 1889, кн. II, стр. 313). d) Последние дни жизни Лермонтова: "Воспоминания" Э.А. Шан-Гирей ("Русский Архив", 1889, No. 6, стр. 315-320); "Новое Время", 1881, No. 1983; "Нива", 1885, No. 20; "Русский Архив", 1887, No. 11; "Север", 1891, No. 12; "Русское Обозрение", 1891, кн. IV, стр. 707-712); князя А.И. Васильчикова ("Русский Архив", 1872, No. 1); Н.П. Раевского ("Нива", 1885, No. 7, 8); "Дело следственной комиссии о поединке Лермонтова с Н.С. Мартыновым" ("Русский Архив", 1893, кн. II [8], стр. 595-606); "Дело о погребении Лермонтова" ("Русское Обозрение", 1895, кн. II, стр. 841-876).
- Парус
- Белеет парус одинокой
- В тумане моря голубом!..
- Что ищет он в стране далекой?
- Что кинул он в краю родном?..
- Играют волны - ветер свищет,
- И мачта гнется и скрыпит...
- Увы! он счастия не ищет
- И не от счастия бежит!
- Под ним струя светлей лазури,
- Над ним луч солнца золотой...
- А он, мятежный, просит бури,
- Как будто в бурях есть покой!
- Выхожу один я на дорогу
- Выхожу один я на дорогу;
- Сквозь туман кремнистый путь блестит;
- Ночь тиха. Пустыня внемлет богу,
- И звезда с звездою говорит.
- В небесах торжественно и чудно!
- Спит земля в сияньи голубом...
- Что же мне так больно и так трудно?
- Жду ль чего? жалею ли о чём?
- Уж не жду от жизни ничего я,
- И не жаль мне прошлого ничуть;
- Я ищу свободы и покоя!
- Я б хотел забыться и заснуть!
- Но не тем холодным сном могилы...
- Я б желал навеки так заснуть,
- Чтоб в груди дремали жизни силы,
- Чтоб дыша вздымалась тихо грудь;
- Чтоб всю ночь, весь день мой слух лелея,
- Про любовь мне сладкий голос пел,
- Надо мной чтоб вечно зеленея
- Тёмный дуб склонялся и шумел.
- Соседка
- Не дождаться мне, видно, свободы,
- А тюремные дни будто годы;
- И окно высоко над землей!
- И у двери стоит часовой!
- Умереть бы уж мне в этой клетке,
- Кабы не было милой соседки!..
- Мы проснулись сегодня с зарей,
- Я кивнул ей слегка головой.
- Разлучив, нас сдружила неволя,
- Познакомила общая доля,
- Породнило желанье одно
- Да с двойною решеткой окно;
- У окна лишь поутру я сяду,
- Волю дам ненасытному взгляду...
- Вот напротив окошечко: стук!
- Занавеска подымется вдруг.
- На меня посмотрела плутовка!
- Опустилась на ручку головка,
- А с плеча, будто сдул ветерок,
- Полосатый скатился платок,
- Но бледна ее грудь молодая,
- И сидит она, долго вздыхая,
- Видно, буйную думу тая,
- Все тоскует по воле, как я.
- Не грусти, дорогая соседка...
- Захоти лишь - отворится клетка,
- И, как божии птички, вдвоем
- Мы в широкое поле порхнем.
- У отца ты ключи мне украдешь,
- Сторожей за пирушку усадишь,
- А уж с тем, что поставлен к дверям,
- Постараюсь я справиться сам.
- Избери только ночь потемнее,
- Да отцу дай вина похмельнее,
- Да повесь, чтобы ведать я мог,
- На окно полосатый платок.
- Силуэт
- Есть у меня твой силуэт,
- Мне мил его печальный цвет;
- Висит он на груди моей,
- И мрачен он, как сердце в ней.
- В глазах нет жизни и огня,
- Зато он вечно близ меня;
- Он тень твоя, но я люблю,
- Как тень блаженства, тень твою.
- К *** (Будь со мною, как прежде бывала)
- Будь со мною, как прежде бывала;
- О, скажи мне хоть слово одно;
- Чтоб душа в этом слове сыскала,
- Что хотелось ей слышать давно;
- Если искра надежды хранится
- В моем сердце - она оживет;
- Если может слеза появиться
- В очах - то она упадет.
- Есть слова - объяснить не могу я,
- Отчего у них власть надо мной;
- Их услышав, опять оживу я,
- Но от них не воскреснет другой;
- О, поверь мне, холодное слово
- Уста оскверняет твои,
- Как листки у цветка молодого
- Ядовитое жало змеи!
|
- Cánh buồm
- Một cánh buồm cô đơn đang dần trắng
- Trong màn sương của nước biển ngời xanh
- Buồm đi tìm chi ở nơi xa vắng?
- Và tại vì sao từ giã quê mình?…
- Những ngọn sóng chơi đùa – cơn gió thét
- Và cột buồm đang cót két, uốn cong…
- Than ôi – buồm chẳng đi tìm hạnh phúc
- Và cũng không chạy trốn nỗi vui mừng!
- Phía dưới buồm, nước màu xanh sáng tỏ
- Phía trên buồm ánh nắng có màu vàng…
- Còn buồm nổi loạn, cầu xin bão tố
- Tựa hồ trong bão tố có bình yên!
- Tôi một mình bước ra con đường lớn
- Tôi một mình bước ra con đường lớn
- Qua màn sương con đường đá ánh lên
- Đồng hoang nghe lời Chúa. Đêm tĩnh lặng
- Và những ngôi sao to nhỏ tự tình.
- Giữa bầu trời diệu kỳ và trang trọng
- Đất ngủ yên trong ánh sáng màu xanh
- Có điều chi làm cho tôi đau đớn?
- Có điều chi tôi mong đợi cho mình?
- Không còn đợi điều chi từ cuộc sống
- Tháng ngày qua không một chút tiếc thương
- Tôi đi tìm tự do và tĩnh lặng
- Tôi chỉ mong giá được ngủ và quên!
- Nhưng không bằng giấc mơ trong mồ lạnh
- Mà chỉ mong được ngủ vậy muôn đời:
- Để trong ngực mê man nguồn nhựa sống
- Để lặng yên con sóng giữa lòng tôi.
- Để suốt đêm, suốt ngày tôi nghe được
- Về tình yêu một giọng hát ngọt ngào
- Để trên đầu tôi muôn đời xanh mướt
- Cây sồi đen ngả bóng xuống lao xao.
- Cô láng giềng
- Ngày tự do xem chừng không thể đợi
- Mà ngày trong tù có vẻ bằng năm
- Khung cửa sổ trên đất cao vòi vọi
- Bên cửa ra vào có lính đứng canh!
- Có lẽ tôi đã chết ở trong lồng
- Nếu không có cô láng giềng yêu mến!..
- Hôm nay thức giấc trong buổi bình minh
- Khẽ gật đầu – với nàng tôi chào đón.
- Trong cách trở, cảnh tù đày kết gắn
- Tôi với nàng bằng một số phận chung
- Và đã nảy sinh một điều mong muốn
- Dù song sắt cách trở đến hai lần.
- Một buổi sáng tôi ngồi bên cửa sổ
- Cho đôi mắt được thỏa sức ngắm nhìn…
- Bỗng ô cửa đối diện tôi: tiếng gõ!
- Và bất ngờ bức màn được vén lên.
- Một cô nàng láu lỉnh nhìn sang tôi
- Mái đầu nàng lên bàn tay ngả xuống
- Có vẻ như cơn gió từ bờ vai
- Thổi nhẹ làm chiếc khăn rằn rơi xuống.
- Nhưng tái nhợt bộ ngực xuân tươi trẻ
- Nàng ngồi lâu, dường như đang thở dài
- Đang giấu vẻ ngang tàng trong ý nghĩ
- Khao khát tự do, cũng giống như tôi.
- Em chớ buồn, cô gái láng giềng ơi
- Cửa sẽ mở - chỉ cần em mong muốn
- Và hai chúng ta như cánh chim trời
- Sẽ bay ra giữa cánh đồng rộng lớn.
- Em hãy mời bọn lính canh đánh chén
- Và đánh cắp những chìa khóa cho anh
- Còn phần anh, sẽ cố gắng tự mình
- Dẹp những đứa canh phòng bên cửa lớn.
- Em hãy chọn đêm nào trời tối nhé
- Chọn thứ rượu say mang đến cho cha
- Và để cho anh có thể nhận ra
- Em hãy treo khăn rằn lên song cửa.
- Hình bóng
- Hình bóng của em có ở trong tôi
- Tôi yêu nó như sắc màu buồn thảm
- Hình bóng lơ lửng treo giữa ngực này
- Như con tim, hình bóng nầy u ám.
- Không ánh lửa, không đời trong đôi mắt
- Nhưng với tôi gần gũi đến muôn đời
- Bóng của em, nhưng mà tôi thân thiết
- Như bóng hình, như bóng của niềm vui.
- Hãy ở lại cùng anh
- Hãy ở lại cùng anh như lần trước
- Hãy nói với anh, dù chỉ một câu
- Để hồn anh trong những lời tìm được
- Điều tâm hồn mong đợi đã từ lâu.
- Nếu những tia hi vọng còn gìn giữ
- Trong tim này – chắc chúng sẽ hồi sinh
- Nếu còn có thể tuôn ra dòng lệ
- Trong mắt này – chắc chúng sẽ trào lên.
- Có những lời mà không thanh minh nổi
- Vì điều này, chúng quyền lực với anh
- Những lời này làm cho anh sống lại
- Nhưng không làm cho kẻ khác hồi sinh.
- Em hãy tin rằng những lời buốt giá
- Chúng chỉ làm cho vấy bẩn bờ môi
- Như những cánh hoa của bông hoa nhỏ
- Chúng giống như nọc rắn độc giết người!
- Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
|
0 comments: