Thursday 18 October 2018

Quốc hội Thái Lan – Wikipedia tiếng Việt


Bài này viết về Quốc hội Thái Lan trước thời điểm đảo chính quân sự ngày 9 tháng 9 năm 2006.

Để biết vai trò và trách nhiệm của các quốc hội theo các bản hiến pháp trước, xem bài Hiến pháp Thái Lan
Phòng họp Quốc hội Thái Lan

Tòa nhà Quốc hội Thái Lan

Abhisit in the Thai House of Representatives.jpg

Quốc hội Thái Lan (tiếng Thái: รัฐสภา, Rathasapha) là cơ quan lập pháp của Thái Lan. Đây là một quốc hội lập pháp lưỡng viện, bao gồm: Thượng nghị viện (วุฒิสภา, Wuthisapha) và Hạ nghị viện (สภาผู้แทนราษฎร, Saphaputhan Ratsadon). Hạ viện thường được gọi là Nghị viện.

Thượng nghị viện là một cơ quan phi đảng phái với các quyền hạn lập pháp hạn chế, bao gồm 200 thượng nghị sĩ được bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử với mỗi tỉnh có ít nhất một thượng nghị sĩ. Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm và không được giữ một chức nào của chính phủ hoặc là đảng viên của một chính đảng nào. Theo quy định của phần lớn các hiến pháp trước đây, thượng nghị sĩ được nhà vua bổ nhiệm.

Hạ nghị viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ, 400 trong số này được bầu cử trực tiếp từ các đơn vị bầu cử, còn 100 đại biểu còn lại được rút theo tỷ lệ từ danh sách các đảng phái. Hạ viện đề nghị các dự luật và Thượng viện phê chuẩn, đề nghị tu chính hay bác bỏ. Nếu Thượng viện không đồng ý với một dự án luật, dự luật đó sẽ được trì hoãn trong 180 ngày, sau đó Hạ viện có thể thông qua bản dự thảo luật được đa số tuyệt đối đồng ý mà không cần tham khảo ý kiến của Thượng viện.





Lịch sử và thành phần của Quốc hội


Bầu cử mới nhất[sửa | sửa mã nguồn]


Bản mẫu:Bầu cử lập pháp Thái Lan năm 2006


Bầu cử trước đây[sửa | sửa mã nguồn]


Bản mẫu:Bầu cử lập pháp Thái Lan năm 2005


Các cuộc bầu cử trước đây[sửa | sửa mã nguồn]




0 comments: