Thursday 18 October 2018

Lý Hồng Chí – Wikipedia tiếng Việt


Lý Hồng Chí (phồn thể: 李洪志, bính âm: Lǐ Hóngzhì) là người sáng lập ra Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một hệ thống phát triển thân-tâm theo kiểu khí công.

Ngày 13 tháng 5 năm 1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1994, ông Lý Hồng Chí đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công. Phong trào Pháp Luân Công của ông Lý Hồng Chí càng ngày càng phổ biến trong những năm 1990, với các học viên trong các giới lãnh đạo và khí công, nhưng đã bị chính phủ Trung Quốc đàn áp vào năm 1999.

Năm 1996, ông và gia đình tới định cư ở New York, Hoa Kỳ.[1]




Tiểu sử


Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1951 tại thành phố Công Chúa Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc[2]. Ngày 13 tháng 5 năm 1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng tại thành phố Trường Xuân, Cát Lâm. Từ năm 1992 đến năm 1994, ông Lý Hồng Chí đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công, một môn khí công của Phật gia.

Năm 1996, ông và gia đình tới định cư ở New York, Hoa Kỳ.[1][3]


Sáng lập Pháp Luân Công


Trong những năm 1980, môn khí công ở Trung Quốc rất phát triển với khoảng 2000 môn phái khác nhau được hàng chục triệu người tập luyện. Năm 1984, ông Lý Hồng Chí quyết định sáng lập Pháp Luân Công, một thay đổi dễ tiếp cận hơn của Pháp Luân Tu Phật Đại Pháp mà ông được truyền dạy riêng. Năm 1989, ông bắt đầu dạy cho một số ít học viên [4] Năm 1992 tại Trường Xuân, ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền dạy Pháp Luân Công ra cho công chúng. Cùng năm đó, ông Lý cũng được công nhận là "Khí công sư" bởi Hiệp hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc và Pháp Luân Công được phép truyền giảng trên toàn Trung Quốc. Từ đó, ông Lý Hồng Chí đi khắp Trung Quốc để truyền công pháp. Ngày 6 tháng 5 năm 1994, ông Lý được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là "Khí công sư lỗi lạc".


Ra nước ngoài


Năm 1995, ông Lý Hồng Chí tuyên bố chấm dứt giảng dạy Pháp Luân Công ở trong nước Trung Quốc, và bắt đầu giảng pháp ở nước ngoài, bắt đầu là khóa giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc ở Pháp. Sau đó ông chuyển sang giảng dạy ở Thụy Điển.[1] Từ năm 1995 đến năm 1999, ông Lý đã giảng dạy tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Thụy Sĩ và Singapore.[1] Các hiệp hội và câu lạc bộ Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, với các hoạt động tập trung chủ yếu vào các trường đại học.[2]

Năm 1996, thành phố Houston đã gọi Lý là một công dân danh dự và là đại sứ thiện chí của thành phố về "dịch vụ công ích chỉ vì lợi ích và phúc lợi của nhân loại"[5]

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công tụ tập gần văn phòng kháng cáo trung tâm để yêu cầu chấm dứt hành động quấy rối leo thang chống lại phong trào này và yêu cầu thả các học viên Thiên Tân. Theo Benjamin Penny, các học viên tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách gặp lãnh đạo quốc gia và, "mặc dù rất thanh thản và lịch sự, làm rõ rằng họ sẽ không bị đối xử tồi tệ như vậy."[6]

Sau sự kiện này, ông Lý Hồng Chí đã nhận được nhiều sự công nhận hơn từ các thành phố ở Bắc Mỹ. Tháng 5 năm 1999, ông được chào đón tại Toronto với lời chào từ Thị trưởng thành phố Toronto và Thống đốc bang Ontario, và trong hai tháng tiếp theo cũng nhận được sự công nhận từ các thành phố Chicago và San Jose, California.[5]

Ông Lý Hồng Chí đã chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1996 với vợ và con gái, và năm 1998 đã trở thành một cư dân thường trú tại Hoa Kỳ, định cư ở New York.[1][7]

Vào ngày 29 tháng 7 năm 1999, sau khi Pháp Luân Công bị cấm, Bộ Công an Trung Quốc đưa ra một loạt các cáo buộc chống lại ông Lý Hồng Chí, bao gồm cả việc buộc tội "làm rối loạn trật tự công cộng" và đưa ra một thông tư truy bắt ông.[8][9][10] Vào thời điểm đó, ông Lý Hồng Chí đang sống ở Hoa Kỳ. Yêu cầu của chính phủ Trung Quốc đối với Interpol về việc bắt giữ ông bị bác bỏ vì lý do là "có tính chất chính trị hoặc tôn giáo" và thiếu thông tin về bất kỳ "tội nào mà ông Lý đã gây ra."[8] Chính phủ Trung Quốc cũng đã thu hồi hộ chiếu của ông, ngăn cản ông đi lại các nước khác.[8]


Những cuốn sách chính


Các cuốn sách chính của ông Lý Hồng Chí gồm:


  • "Pháp Luân Công Trung Quốc": xuất bản tháng 4 năm 1993 bởi Nhà Xuất bản quân sự Nghị văn, cuốn Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)[11] được xuất bản tháng 12 cùng năm.

  • "Chuyển Pháp Luân": Cuốn sách đầy đủ tập hợp những bài giảng chính của ông tại Trung Quốc, được xuất bản tháng 1, năm 1995 bởi nhà xuất bản Phát thanh và truyền hình Trung Quốc.

Hai cuốn sách trên là hai trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Hiện nay, hai cuốn sách này của ông Lý Hồng Chí đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng[12]. Sách Chuyển Pháp Luân là sách bán chạy nhất Bắc Kinh năm 1996 và là cuốn sách bán chạy thứ 14 ở Australia, thống kê bởi ABC (Australian Broadcasting Corporation)[13][14].

Các cuốn sách khác của ông cũng lần lượt được xuất bản sau đó: Tinh Tấn Yếu Chỉ I, Tinh Tấn Yếu Chỉ II, Chuyển Pháp Luân (II), Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải, Chuyển Pháp Luân Pháp giải,[15]...


Giải thưởng và khen tặng


Lý Hồng Chí (phải) nhận bằng khen của thống đốc bang Illinois, Hoa Kỳ vào năm 1999.

Trước khi cuộc đàn áp năm 1999 bắt đầu, ông Lý Hồng Chí đã được các giải thưởng ở Trung Quốc: [cần dẫn nguồn]


  • Từ ngày 10 đến 20 tháng 12 năm 1993, ông và một số học viên tham dự Triển lãm sức khỏe châu Á, được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao. Nhiều giải thưởng được trao, bao gồm "Thúc đẩy Biên giới khoa học", "Giải vàng đặc biệt", và "Khí công sư được hoan nghênh nhất".

  • Ngày 27 tháng 12 năm 1993, ông nhận được Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an.

  • Ngày 6 tháng 5 năm 1994, ông Lý được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là "Khí công sư lỗi lạc".

  • Ngày 3 tháng 8 năm 1994, thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, ai đó??? đã tuyên bố ông Lý là một "Đại sứ Thiện chí" và là một "Công dân đáng kính" vì "công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại".

Ngoài ra, ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã được nhiều giải thưởng, thư công nhận và ủng hộ từ các chính phủ, tổ chức khắp thế giới (số liệu tính đến tháng 4 năm 2008 [16]). Ông đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2000 và 2001 [17] và ông đã được Quốc hội châu Âu đề cử giải thưởng Tự do tư tưởng Sakharov [18].


Các thông tin gây tranh cãi


Những thông tin do Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền đối với ông Lý bao gồm:


  • Chính quyền Trung Quốc nói rằng ông không cho người ta dùng thuốc và đến bệnh viện. Tuy vậy, trong Chuyển Pháp Luân đã nói "Hỏi bệnh viện có thể chữa bệnh không? Tất nhiên là có. Nếu bệnh viện không thể trị bệnh, thì hỏi tại sao người ta lại tin, tại sao lại đến đó để chữa bệnh."[19]")[20]

Các học viên Pháp Luân Công đã phản bác những truyên truyền bôi nhọ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và đưa ra thêm các thông tin khác để dẫn chứng về cuộc sống giản dị của ông Lý khi ông truyền pháp ở Trung Quốc, và cả ở nước ngoài[21][22].


Tham khảo


  1. Sách Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh) - Cuốn sách giải thích những điều căn bản cho người mới bắt đầu tìm hiểu.

  2. Sách Chuyển Pháp Luân - Cuốn sách tập hợp các bài giảng chính của ông Lý tại Trung Quốc.

Chú thích



  1. ^ a ă â b c David Ownby, Falun Gong and the Future of China. Falun Gong and the future of China (Oxford University Press US,). 2008. tr. 80. ISBN 0-19-532905-8. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2009. 

  2. ^ a ă Porter, Noah, Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study, Universal-Publishers, 2003, p. 192. Also available as a Master's thesis: Được lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2005 tại Wayback Machine[liên kết hỏng]

  3. ^ Melinda Liu, 'Echoes of '89', Newsweek, ngày 1 tháng 8 năm 1999.[liên kết hỏng]

  4. ^ “【細語人生】和師父在一起的日子(上)(英)視頻節目評論訪談細語人生 - 新唐人電視台”. 新唐人電視台. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014. 

  5. ^ a ă Chan, Cheris Shun-ching (2004). "The Falun Gong in China: A Sociological Perspective". The China Quarterly, 179, pp 665–683

  6. ^ Benjamin Penny, The Past, Present, and Future of Falun Gong, Lecture given at the National Library of Australia, 2001.

  7. ^ Melinda Liu, 'Echoes of '89', Newsweek, 1 August 1999.

  8. ^ a ă â Interpol will not arrest sect leader, BBC News, 3 August 1999

  9. ^ “Li Hongzhi Is Wanted”. Embassy of the People's Republic of China in the United States of America. 29 tháng 7 năm 1999. 

  10. ^ “Wanted: Li Hongzhi”. Xinhua News Agency (via BBC World Monitoring). 29 tháng 7 năm 1999. 

  11. ^ “Pháp Luân Công”. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014. 

  12. ^ “Falun Dafa”. 

  13. ^ “Zhuan Falun Becomes One of the Most Popular Books in Australia”. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014. 

  14. ^ “The nation's 100 favourite books”. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014. 

  15. ^ Các cuốn sách của Pháp Luân Công

  16. ^ Danh sách các giải thưởng

  17. ^ Danny Schechter, Falun Gong's Challenge to China: Spiritual Practice or Evil Cult?, Akashic books: New York, 2001

  18. ^ “CM444750EN.doc PE 302.019 EUROPEAN PARLIAMENT COMMITTEE ON FOREIGN AFFAIRS, HUMAN RIGHTS, COMMON SECURITY AND DEFENCE POLICY, NOTICE TO MEMBERS No 14/2001” (PDF). European Parliament. 

  19. ^ Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân

  20. ^ Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 63

  21. ^ “Sư Phụ của chúng tôi”. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014. 

  22. ^ Our teacher







0 comments: