Thursday 18 October 2018

Lý Gia Thành – Wikipedia tiếng Việt


Lý Gia Thành, GBM, KBE,[6] JP (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928)[7][8] là một tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông. Vào tháng 1/2018, Lý Gia Thành là người giàu thứ 23 trên thế giới với tài sản ròng ước tính lên đến 37.7 tỷ USD. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của CK Hutchinson Holdings, thông qua đó, là nhà đầu tư, phát triển và vận hành cảng biển hàng đầu thế giới và là nhà bán lẻ sản phẩm sức khoẻ và mỹ phẩm lớn nhất ở châu Á và châu Âu.

Ông là chủ tịch tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố (Hutchison Whampoa Limited), và Trường Giang Thực Nghiệp (Cheung Kong Holdings) tại Hồng Kông, với 300 ngàn nhân viên, làm việc tại 52 quốc gia, có doanh thu tổng cộng là 80 tỷ USD.[9] Ông được tạp chí Asiaweek chọn là người đàn ông quyền lực nhất châu Á vào năm 2001. Tạp chí Forbes và gia đình Forbes tôn vinh ông với giải thưởng "Thành tựu trọn đời" ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.[9]





Lý Gia Thành sinh ra tại ngõ hướng ra mặt đường ngã tư Bắc Môn, huyện Triều An, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.[10] Cụ tổ bên nội là Lý Bằng Vạn (李鹏万) là một trong số các quan văn Bát Cống thời nhà Thanh, trước cửa nhà họ Lý có dựng một ngôi bia cao 3 mét.[11]:1 Ông nội là Lý Hiểu Phàm (李晓帆) là tú tài thời Thanh mạt, gửi cả hai con trai là Lý Vân Chương (李云章) và Lý Vân Thê (李云梯) sang Nhật Bản du học.[11]:1 Lý Vân Chương học khoa thương mại ở Đại học Waseda còn Lý Vân Thê học ngành sư phạm.

Cha của Lý Gia Thành là Lý Vân Kinh (李雲經) sinh năm 1898. Năm 1913, khi 15 tuổi, ông thi đỗ vào trường trung học Kim Sơn (金山中学). Năm 1917, tốt nghiệp với thành tích đứng đầu toàn trường, nhưng tại thời điểm ấy gia cảnh sa sút, không có tiền để học đại học, đành đến trường Liên Dương Mậu Đức làm giáo viên. Năm 1935, được thuê làm chức hiệu trưởng của trường tiểu học Hoành An Sùng Thánh. Người chú Lý Vân Song sau khi tốt nghiệp trung học với điểm số cao cũng được nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học Long Đô Hậu Câu.

Năm 1940, Lý Gia Thành theo cha mẹ lánh nạn sau hành trình 10 ngày đã đến Hương Cảng. Ba anh em Lý Gia Thành sống nương tựa nhờ vào người em của mẹ. Cậu của Lý Gia Thành là Trang Tĩnh Am làm chủ một cửa hàng đồng hồ đeo tay tại đây. Ngày nay các bài viết về ngành công nghiệp đồng hồ của Hồng Kông, tuyệt nhiên không đề cập đến công ty đồng hồ đeo tay Trung Nam (中南鐘表有限公司) của nhà họ Trang. Cha của Lý Gia Thành nhận thấy rằng Hương Cảng là cộng đồng kinh doanh theo hướng người có tiền vì vậy đã nhắc nhở anh em Lý Gia Thành muốn tồn tại ở đây phải học làm người Hương Cảng. Năm 1941, phát xít Nhật chiếm lĩnh Hương Cảng, mẹ của Lý Gia Thành và các em quay về Triều An, còn cha thì qua đời trong mùa thu năm đó. Ở tuổi 13, Lý Gia Thành phải nghỉ học và làm ở cửa hàng thủ biểu (đồng hồ đeo tay) chuyên sửa chữa đồng hồ, tiếp đó làm tại một quán trà lâu. Năm 17 tuổi, chuyển sang bán đồ chơi, chỉ 2 năm sau trở thành tổng quản lý. Tài năng kinh doanh đã bộc lộ tại thời điểm này, ông đã gây dựng lý tưởng trở thành phú thương.

Trang Nguyệt Minh là trưởng nữ nhà họ Trang, kém Lý Gia Thành 4 tuổi, thông minh lanh lợi, được coi là viên ngọc minh châu của cha mẹ. Nguyệt Minh thường tới nhà thờ để ôn luyện tiếng Anh. Cô không hề khinh thường người anh họ nghèo Lý Gia Thành, ngược lại còn rất thông cảm. Để gia nhập xã hội Hương Cảng, bước đầu tiên phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, từ đó thay đổi tiếng Triều Châu, khẩu âm vùng Triều Sơn, học tiếng Quảng Đông.

Kể từ đó, cô em họ Nguyệt Minh trở thành cô giáo dạy tiếng Quảng Đông của Lý Gia Thành. Em họ hết lòng dạy, anh họ thực chú tâm học, chẳng mấy chốc đã có thể nói tiếng Quảng Đông với người bản địa, Nguyệt Minh rất vui mừng. Lý Gia Thành cũng phát huy điểm mạnh, dạy em học thi từ cổ điển Trung Quốc. Cặp đôi trẻ vô tư thân thiết (lưỡng tiểu vô sai), cảnh tượng hỗ trợ nhau học tập lúc này làm lay động người nhà họ Trang. Đây là ký ức đáng nhớ nhất trong quãng thời thơ ấu đầy biến động của Lý Gia Thành.[12]



Vợ của Lý Gia Thành đồng thời cũng là em họ ông, bà Trang Nguyệt Minh (莊月明), là người phụ nữ truyền thống, ít xuất hiện, thường hiếm khi tham gia các sự kiện. Bà qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 1 tháng 1 năm 1990, nhưng có rất nhiều ý kiến đồn đại về cái chết của bà, trong đó có cả tin đồn bà tự tử do mối quan hệ của chồng và hoa hậu Lý Gia Hân.[13]

Con trai cả là Lý Trạch Cự (có ba con gái, một con trai) là phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành chung của Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố (Hutchison Whampoa Limited), phó chủ tịch và Tổng giám đốc tập đoàn bất động sản Trường Giang Thực Nghiệp (Cheung Kong Holdings), được coi là người kế nhiệm Lý Gia Thành. Năm 1996, Lý Trạch Cự bị Trương Tử Cường bắt cóc, ép đòi tiền chuộc 1,08 tỷ đô la Hồng Kông. Trương Tử Cường sau đó bị bắt và bị tử hình tại Đại lục.

Con trai thứ 2 là Lý Trạch Khải (có ba con trai với nữ diễn viên Lương Lạc Thi) là chủ tịch tập đoàn PCCW Limited-nhà cung cấp mạng viễn thông lớn nhất Hồng Kông, tài sản ròng đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ, xếp thứ 879 thế giới.[14] Lý Trạch Khải mua 50% vốn điều lệ cổ phần của tờ tạp chí kinh tế Hongkong Ecomomic Journal và đề nghị mua lại toàn bộ cổ phần của PCCW nhưng không thành công.



Năm 1950, ông thành lập xưởng nhựa Trường Giang tại Hồng Kông với 7,000 đô la Mỹ[15], tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất lúc
bấy giờ-kinh doanh hoa nhựa, Lý Gia Thành cảm xúc lẫn lộn, đầy nhiệt huyết:"Năm đó, nhà máy nhựa Trường Giang chỉ sản xuất một số đồ chơi nhựa thông thường và hàng gia dụng, qua xuất khẩu đến cửa hàng bán đồ nước ngoài ở thị trường Âu Mỹ. Trong 10 năm đầu tiên, phải làm việc 7 ngày một tuần, làm việc ít nhất 16 tiếng một ngày, ban đêm vẫn tự sửa, cộng với sự thiếu hụt nhân viên nhà máy, để có khách hàng tiềm năng, đơn đặt hàng, thường xuyên thiếu ngủ, hai đồng hồ báo thức để dậy vào buổi sáng, phải nói rằng thời gian khó khăn nhất trong ngày."

Năm 1958 doanh thu đạt 10 triệu đô la Hồng Kông, hoa nhựa giúp ông thắng lớn, trở thành “Ông vua hoa nhựa”.




  1. ^ “李嘉诚:“说真话 做实事 有贡献””. 亚太日报. 27 tháng 3 năm 2013. 

  2. ^ “Li Ka-shing”. Forbes. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015. 

  3. ^ "SUPPLEMENT No. 1 to Issue 51578", London Gazette, 30 December 1988, p. 16.

  4. ^ “London Gazette SUPPLEMENT No. 1” (55879). 19 tháng 6 năm 2000. tr. p. 24. 

  5. ^ “李嘉誠先生獲法國總統頒授榮譽軍團司令勳章” (bằng tiếng Trung). Hương Cảng: 李嘉誠基金會. 24 tháng 1 năm 2005. 

  6. ^ "SUPPLEMENT No. 1 to Issue 55879", London Gazette, ngày 19 tháng 6 năm 2000, p. 24.

  7. ^ “Silobreaker: Biography for Li Ka-Shing”. Silobreaker. Ngày 26 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008. 

  8. ^ “Li Ka-shing”. Encyclopædia Britannica. Chicago, Illinois: Encyclopædia Britannica, Inc. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008. 

  9. ^ a ă http://www.faz.net/aktuell/wirtschaft/fruehaufsteher/asiens-supermann-spuert-den-brexit-14314476.html Hongkong bekommt den Brexit zu spüren , faz, 29 tháng 6 năm 2016

  10. ^ Tôn Hòa Bình (1998). Biển rộng sông dài - Lý Gia Thành . Tế Nam: Nhà xuất bản họa báo Sơn Đông. tr. 1. ISBN 7806032797. Lý gia tổ quê gốc ở Trung Nguyên, thời Minh mạt Thanh sơ, Lý Minh Sơn chuyển đến Triều Châu tránh chiến loạn, đến đời Lý Gia Thành, vừa đúng 10 đời. 

  11. ^ a ă Tôn Hòa Bình (1998). Biển rộng sông dài - Lý Gia Thành . Tế Nam: Nhà xuất bản họa báo Sơn Đông. ISBN 7806032797. 

  12. ^ “Tình yêu huyền thoại của người giàu có nhất Trung Quốc Lý Gia Thành.”. 

  13. ^ 李澤楷揭露母親真實死因 莊月明為情自殺

  14. ^ 《福布斯》富豪榜1210人 「住上海易致富」 亞太億萬富豪超歐洲

  15. ^ “李嘉誠簡歷”. 



^zh-hans:默多克; zh-hant:梅鐸;






0 comments: